1.Trọng lượng riêng là gì?Kí hiệu.Đơn vị đo.Viết công thức tính trọng lượng riêng và rút ra công thức tính các đại lượng còn lại
2.Trình bày cách đo khối lượng riêng của 1 chất bằng các dụng cụ đo.Nêu lên mối quan hệ với trọng lượng riêng
3.Sự biến đổi của 1 vật khi có lực tác động?Biểu diên lực lên vật theo các phương nằm ngang,thẳng đứng.Tạo với phương nằm ngang 1 góc bất kì.Cho vật có khối lượng 1 kg, tỉ xích tùy chọn, lực tác động lên vật có độ lớn 2000N. Lực là gì?Nêu các yếu tố của lực
4.Thế nào là 2 lực cân bằng ? Biểu diễn 2 lực cân bằng trên cùng 1 vật
.5.Vận tốc là gì?Kí hiệu.Đơn vị đo.Viết công thức tính vận tốc và các công thức rút ra
1) Trọng lượng riêng là trọng lượng của một mét khói của một chất.
Kí hiệu là d
Đơn vị là Niutơn trên mét khối ( N/m3)
d = P/V trong đó d là trọng lượng riêng, P là trọng lượng , V là thể tích
=> P = d. V
V = P : d
2) - Đo khối lượng và thể tích của 1 vật làm bằng chất đó
- Tính khối lượng riêng của chất đó theo công thức : D= m/V ( D là khối lượng riêng của chất cấu tạo nên vật , m là khối lượng của vật , V là thể tích của vật )
Mối quan hệ giữa trọng lượng riêng và khối lượng riêng được biểu diễn qua công thức: d= 10D ( d : trọng lượng riêng ; D: khối lượng riêng)
3)Những sự biến đổi : - Vật đang chuyển động bị dừng lại.
- Vật đang đứng yên, bắt đầu chuyển động
- Vật chuyển động nhanh lên
- Vật chuyển động chậm lại.
- Vật đang chuyển động theo hướng này, bỗng chuyển động theo hướng khác
( mấy câu hỏi sau mình không hiểu đề lắm )
Tác dụng đẩy,kéo của vật này lên vật khác gọi là lực .
4) -Tác dụng đẩy, kéo của vật này lên vật khác gọi là lực
-Nếu chỉ có 2 lực tác dụng vào một vật mà vật vẫn đứng yên => đó là hai lực cân bằng
-Hai lực cân bằng là hai lực mạnh như nhau, có cùng phương nhưng ngược chiều, cùng tác dụng vào một vật.
Biểu diễn trên bập bênh nha: Nếu 2 bn có cùng cân nặng ngồi trên 2 đầu của bập bênh làm nó ko di chuyển nữa mà nó cần bằng.Vậy đó là 2 bn đã tác dụng lực cân bằng lên chiếc bập bênh
5)Vận tốc là đại lượng vật lý mô tả cả mức độ nhanh chậm lẫn chiều của chuyển động.
Trong hệ đo lường quốc tế SI, vận tốc có đơn vị mét trên giây (m/s). Các đơn vị khác có thể được dùng để đo vận tốc là km/h, km/s...
Công thức:
\(v=\dfrac{s}{t}\)
t là thời gian s là quãng đường v là tốc độ của chuyển động thẳng đềuRút ra:
t=\(\dfrac{s}{v}\)
s=v.t
Ngoài ra:Còn có Vận tốc trung bình,Vận tốc tức thời,..nhưng lớp 7 chưa học nên thôi nha