Đặc điểm dân cư,xã hội
+Dân cư phân bố không đồng đều
+Phía đông,chủ yếu là người Kinh,một ít là dân tộc Chăm
-mật độ dân số cao,tập trung ở các vùng thành phố,thị xã.
-hoạt động công nghiệp,thương mại,du lịch,khai thác và chăn nuôi thủy sản.
+Phía tây:đại bộ phận dân tộc ít người:cơ-tu,ba-na,ê-đê,...
chăn nuôi gia súc,trồng rừng,cây công nghiệp
+Tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên,người nghèo,mù chữ,...cao hơn mức bình quân của cả nước.Chỉ tiêu dân số,GDP/người,..thấp hơn mức bình quân cả nước.
+Có nhiều di tích lịch sử-văn hóa.Người dân kiên cường đấu tranh chống ngoại xâm.Có nhiều kinh nghiệm trong khai thác tự nhiên và chống thiên tai.
+Thuận lợi:nguồn lao động dồi dào,giàu kinh nghiệm,nhiều khu di tích hấp dẫn.
+Khó khăn:Đời sống gặp nhiều khó khăn.
câu 1:
- Phân bố dân cư và hoạt động kinh tế có sự khác biệt giữa phía tây và phía đông. + Đồng bằng ven biển : Dân cư: chủ yếu là người Kinh, một bộ phận nhỏ là người Chăm. Mật độ dân số cao, phân bố tập trung ở các thành phố, thị xã. Hoạt động kinh tế: công nghiệp, thương mại, du lịch, khai thác và nuôi trồng thuỷ sản. + Vùng đồi núi phía tây : Dân cư: chủ yếu là các dân tộc : Cơ-tu, Ra-glai, Ba-na, Ê-đê,... Mật độ dân số thấp. Tỉ lệ hộ nghèo còn khá cao. Hoạt động kinh tế: chăn nuôi gia súc lớn (bò đàn), nghề rừng, trồng cây công nghiệp. - Tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên và tỉ lệ hộ nghèo, tỉ lệ người lớn biết chữ, tỉ lệ dân số thành thị cao hơn mức bình quân của cả nước. Các chỉ tiêu mật độ dân số, GDP/người, tuổi thọ trung bình thấp hơn cả nước. - Người dân cần cù lao động, kiên cường đấu tranh chống giặc ngoại xâm, giàu kinh nghiệm trong phòng chống thiên tai và khai thác tự nhiên. - Duyên hải Nam Trung Bộ có nhiều di tích văn hoá - lịch sử. Trong đó, Phố cổ Hội An, Di tích Mỹ Sơn được UNESCO cộng nhận là di sản văn hoá thế giới.
|
câu 2:
Vai trò của rừng như kể trên là đặc biệt quan trong trong đời sống, sản xuất, môi trường và xã hội. Tuy nhiên, hiện nay tình hình chặt phá rừng và khai thác rừng bừa bãi đang diễn ra một cách ngang nhiên và đáng báo động. Nhiều đối tượng vì cái lợi trước mắt của bản thân mà quên đi lợi ích lâu dài của toàn xã hội.
Khi những khu rừng dự trữ đầu nguồn đang dần bị chặt phá sẽ khiến cho thiên tai lũ lụt xảy ra thường xuyên, với những hậu quả nặng nề hơn. Làm xói mòn đất đai, ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống người dân.
Hệ sinh thái rừng bị tàn phá cướp đi nơi trú ngụ của các loài sinh vật. Bên cạnh đó, tình trạng đốt phá rừng làm nương rẫy của người dân cũng cũng khiến diện tích rừng bị suy giảm một cách trầm trọng.
Do đó, nhà nước và xã hội cần bảo vệ rừng bằng những hành động thiết thực. Coi đây là một vấn đề quan trọng và phải thực hiện ngay. Cần tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức cho người dân trong việc bảo vệ rừng. Đặc biệt là những đồng bào dân tộc thiểu số thiếu kiến thực dễ bị kể gian lợi dụng. Ngoài ra, cần tích cực trồng rừng, phủ xanh đất trống đồi trọc. Nhà nước cũng cần có những chính sách xử phạt nghiêm minh phù hợp dành cho những đối tượng cố tình tàn phá rừng.
Bảo vệ rừng cũng chính là bảo vệ cuộc sống của chính bản thân bạn và những người thân. Bởi vai trò của rừng là vô cùng to lớn. Đây không phải vấn đề ngày một ngày hai là có thể giải quyết và cũng không phải là vấn đề của riêng ai. Tất cả chúng ta phải chung tay vào cuộc vì một tương lai tốt đẹp.
Vai trò của rừng:
+Đối với đời sống và sản xuất
+đối với nền kinh tế
+Tài nguyên rừng còn giúp cung cấp nguồn gen quý hiếm từ những động thực vật rừng cần được bảo tồn. Nguồn tài nguyên vô tận giúp điều hòa nhiệt độ, lượng nước và không khí. Con người thường sử dụng các tài nguyên khai thác từ rừng phục vụ cho đời sống hằng ngày.
Nói chung chung thôi vì câu 2 chép mạng