trong bài ca ngất ngưởng hãy giải thích vì sao nguyễn công trứ biết rằng việc lm quan là gò bó nhưng vẫn ra lm quan ?
hãy như con chim én đậu trên cành liễu yếu cho dù nó biết rằng cành sắp gãy mà nó vẫn vui vẻ hót về đó biết rằng mình vẫn có đôi cánh bày tỏ suy nghĩ của mình về câu nói trên( Bài văn rất khó ai lm đc giúp minh với)
1.bài học cuộc sống rút ra từ tác phẩm thương vợ của tế xương hoặc tự tình của hồ xuân hương (5-7 câu)
2. anh/chị có nhận xét gì về cách thể hiện tấm lòng yêu nước của nguyễn khuyến qua tác phẩm " thu điếu"(đoạn thôi)
help me !
click cho ngườ trả lời nhanh và hay nhất thank trước
Đề bài: Suy nghĩ của anh chị về câu nói: " Chỉ những kẻ thực sự dám mới có thể bay ".
Có thể giúp mình làm dàn ý chi tiết được không ạ. Thank.
Có quan niệm cho rằng:"Thanh niên thời nay chỉ biết ăn chơi, đua đòi... mà quên đi việc phải giữ gìn văn hóa cổ truyền của dân tộc" anh chị có suy nghĩ gì về ý kiến trên?
Nhà nghiên cứu Vũ Ngọc Phan đã nhận xét xác đáng trong Tục ngữ, ca dao, Dân ca Việt Nam: ''Trong ca dao dân ca Việt Nam có rất nhiều bài nói tới con cò. Những câu ca dao hay của ta và có lẽ cũng rất cổ của ta hầu hết mở đầu bằng con cò: 'con cò bay lả bay la, con cò bay bổng bay cao, con cò lặn lội, con cò trắng bạch như vôi, con cò vàng, con cò kỳ, con cò quăm...' tại sao trong khi hát, người ta lại hay nói nhiều tới loại chim ấy mà không nói tới loại chim khác? Trong các loài chim kiếm ăn ở đông ruộng chỉ có con cò thường gần người nông dân hơn cả''.(1) Tác giả nhà văn hiện đại biện minh cho nhận xét của mình rằng con trâu là bạn thân của dân quê nhưng dù sao hình ảnh con trâu vẵn gắn liền với thực tế nặng nề, khó nhọc nên lúc có nhu cầu thư giãn, bay bổng, người ta luôn nghĩ tới con cò.(2) Còn một lý do khác mà Vũ Ngọc Phan không nói tới, đó là con cò gắn liền với người mẹ quê.Chính lời ru đã nhập tâm vào mỗi chúng ta bóng dáng mẹ hiền qua hình ảnh con cò ...''(3) Đọc văn bản trên và trả lời câu hỏi : 1) cho biết nội dung chính của đoạn văn trên 2) Nhà nghiên cứu Vũ Ngọc Phan đã cho biết những lí do nào mà hình ảnh con cò gắn bó nhiều với ca dao dân ca Việt Nam 3) Ở đoạn (1), tác giả đã sử dụng các biện pháp nghệ thuật nào? Nó có tác dụng gì? 4) Ở đoạn (2), tác giả đã sử dụng thao tác lập luận gì? Nó có ý nghĩa như thế nào? chép 4 bài ca dao có hình ảnh con cò
ai giúp mình đi ạ
Nhà nghiên cứu Vũ Ngọc Phan đã nhận xét xác đáng trong Tục ngữ, ca dao, Dân ca Việt Nam: ''Trong ca dao dân ca Việt Nam có rất nhiều bài nói tới con cò. Những câu ca dao hay của ta và có lẽ cũng rất cổ của ta hầu hết mở đầu bằng con cò: 'con cò bay lả bay la, con cò bay bổng bay cao, con cò lặn lội, con cò trắng bạch như vôi, con cò vàng, con cò kỳ, con cò quăm...' tại sao trong khi hát, người ta lại hay nói nhiều tới loại chim ấy mà không nói tới loại chim khác? Trong các loài chim kiếm ăn ở đông ruộng chỉ có con cò thường gần người nông dân hơn cả''.( đoạn 1)
Tác giả nhà văn hiện đại biện minh cho nhận xét của mình rằng con trâu là bạn thân của dân quê nhưng dù sao hình ảnh con trâu vẵn gắn liền với thực tế nặng nề, khó nhọc nên lúc có nhu cầu thư giãn, bay bổng, người ta luôn nghĩ tới con cò.(đoạn 2)
Còn một lý do khác mà Vũ Ngọc Phan không nói tới, đó là con cò gắn liền với người mẹ quê.Chính lời ru đã nhập tâm vào mỗi chúng ta bóng dáng mẹ hiền qua hình ảnh con cò ...''(đoạn 3)
Đọc văn bản trên và trả lời câu hỏi :
1) cho biết nội dung chính của đoạn văn trên
2) Nhà nghiên cứu Vũ Ngọc Phan đã cho biết những lí do nào mà hình ảnh con cò gắn bó nhiều với ca dao dân ca Việt Nam
3) Ở đoạn (1), tác giả đã sử dụng các biện pháp nghệ thuật nào? Nó có tác dụng gì?
4) Ở đoạn (2), tác giả đã sử dụng thao tác lập luận gì? Nó có ý nghĩa như thế nào?
5)chép 4 bài ca dao có hình ảnh con cò
ai có lòng tốt giúp mình đi
Trong cuốn Mấy ý nghĩ về thơ, Nguyễn Đình Thi viết: “Điều kì diệu của thơ là mỗi tiếng, mỗi chữ, ngoài cái nghĩa của nó, ngoài công dụng gọi tên sự vật, bỗng tự phá tung, mở rộng ra, gọi đến xung quanh nó những cảm xúc, những hình ảnh không ngờ, tỏa ra xung quanh nó một vùng ánh sáng lộng lẫy"
Em hiểu gì về ý kiến trên. Bằng trải nghiệm văn học, hãy chứng minh điều đó/
Bài tập 1: Đọc đoạn thơ sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:
Sao em không về chơi thôn Vĩ
Nhìn nắng hàng cau nắng mới lên.
Vườn ai mướt quá xanh như ngọc
Lá trúc che ngang mặt chữ điền
(“Đây thôn Vĩ Dạ”- Hàn Mặc Tử)
Câu 1: Nên hiểu như thế nào về ý nghĩa của từ “về chơi”? Có thể thay thế bằng các từ cùng trường nghĩa như: Sao em không về thăm thôn Vĩ?
Câu 2: Hình ảnh “nắng mới lên” gợi cho em vẻ đẹp như thế nào? Hãy so sánh với hình ảnh “nắng” được sử dụng trong các trường hợp sau:
a. Trong làn nắng ửng khói mơ tanĐôi mái nhà tranh lấm tấm vàng (“Mùa xuân chín”- Hàn Mặc Tử)
b. Pháo đã nổ đưa xuân về vang độngVườn đầy hoa ríu rít tiếng chim trong
Cỏ non biếc giật mình chờ nắng rụng (“Xuân về”-Chế Lan Viên)
c. Nắng xuân tươi trên thân dừa xanh dịuTàu cau non lấp loáng muôn gương xanh
Ánh nhởn nhơ đùa quả non trắng phếu
Và chảy tan qua kẽ lá cành chanh. (“Xuân lòng”- Tố Hữu)
Câu 3: Cảm nhận của em về hình ảnh so sánh “xanh như ngọc”. So sánh với sắc xanh trong những câu thơ dưới đây:
a. Trời thu xanh ngắt mấy tầng cao (“Thu Vịnh”- Nguyễn Khuyến) b. Một vùng cỏ mọc xanh rì (“Truyện Kiều”- Nguyễn Du) c. Suối dài xanh mướt nương ngô (“Sáng tháng năm”-Tố Hữu) d. Quê hương tôi có con sông xanh biếc(“Nhớ con sông quê hương”- Tế Hanh)
Bài tập 2
Đọc đoạn thơ sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:
Của ong bướm này đây tuần tháng mật;
Này đây hoa của đồng nội xanh rì;
Này đây lá của cành tơ phơ phất;
Của yến anh này đây khúc tình si.
Và này đây ánh sáng chớp hàng mi;
Mỗi sáng sớm, thần vui hằng gõ cửa;
Tháng giêng ngon như một cặp môi gần;
Tôi sung sướng. Nhưng vội vàng một nửa:
Tôi không chờ nắng hạ mới hoài xuân.
(“Vội vàng”- Xuân Diệu)
Câu 1: Chỉ ra những từ ngữ, hình ảnh tác giả sử dụng để miêu tả bức tranh mùa xuân. Qua đó giúp anh (chị) cảm nhận bức tranh mùa xuân và cảm xúc của tác giả như thế nào?
Câu 2: Theo anh (chị), cách so sánh“tháng giêng ngon như một cặp môi gần” có gì đặc biệt? Cách so sánh đó có khác gì với cách so sánh ở hai câu thơ sau:
Mai cốt cách, tuyết tinh thần
Mỗi người mỗi vẻ mười phân vẹn mười (“Truyện Kiều”, Nguyễn Du)
Câu 3: Xác định cách ngắt nhịp của các câu thơ trong đoạn thơ trên. Cách ngắt nhịp đó có tác dụng gì trong việc bộc lộ mạch cảm xúc của tác giả?
Bài tập 3:
Đọc đoạn thơ sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:
Lớp lớp mây cao đùn núi bạc
Chim nghiêng cánh nhỏ. Bóng chiều sa
Lòng quê dợn dợn vời con nước
Không khói hoàng hôn cũng nhớ nhà.
(“Tràng giang”, Huy Cận)
Câu 1: Xác định các từ ngữ, hình ảnh, biện pháp tu từ tác giả sủ dụng để miêu tả cảnh hoàng hôn và tâm trạng thương nhớ quê hương của tác giả!
Câu 2: Câu thơ “Chim nghiêng cánh nhỏ. Bóng chiều sa” về hình thức có gì đặc biệt?Cảm nhận của em về ý thơ.
Câu 3: Hai câu thơ “Lòng quê dợn dợn vời con nước. Không khói hoàng hôn cũng nhớ nhà” gợi cho em nhớ đến câu thơ nào của nhà thơ Thôi Hiệu trong bài “Hoàng Hạc lâu”? Em hiểu thế nào về từ “dợn dợn”?Ý thơ của Huy Cận có gì khác so với hai câu thơ của nhà thơ Thôi Hiệu?
Bài tập 4:
Đọc 2 câu thơ sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:
Ngày qua ngày lại qua ngày
Lá xanh nhuộm đã thành cây lá vàng.
(“Tương tư”- Nguyễn Bính)
Câu 1: Theo anh (chị) tác giả dùng từ “nhuộm” trong câu thơ trên có gì đặc biệt? Có thể thay thế từ khác cùng trường nghĩa: Lá xanh giờ đã thành cây lá vàng không?
Câu 2: So sánh sắc thái nghĩa của từ “nhuộm” với các từ cùng trường nghĩa in đậm sau:
a. Hơn một loài hoa đã rụng cành
Trong vườn sắc đỏ rũa màu xanh (“Thơ duyên”- Xuân Diệu)
b. Người lên ngựa kẻ chia bào
Rừng phong thu đã nhuốm màu quang san (“Truyện Kiều”-Nguyễn Du)
c.Ve kêu rừng phách đổ vàng (“Việt Bắc”- Tố Hữu)