Hướng dẫn soạn bài Bố cục và phương pháp lập luận trong bài văn nghị luận

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Anh Nguyễn Tuấn

1/Nêu một ví dụ cho thấy ,trong đời sống có những lúc cần phải sử dụng phương pháp chứng minh

2/Câu tục ngữ "nói có sách ,mách có chứng"khuyên chúng ta điều gì ?

Phạm Linh Phương
4 tháng 2 2018 lúc 19:45

1/Trong đời sống,chúng ta cần phải sử dụng phương pháp chứng minh,chẳng hạn như trong giao tiếp:

+Đi học,nếu có người hỏi bạn học trường nào,khi bạn trả lời mà người đó không tin thì bạn chứng minh bằng cách đưa ra đồng phục hay phù hiệu

+Khi muốn chứng minh là công dân nước Việt Nam thì đưa giấy khai sinh để làm bằng chứng

2/

''Nói có sách,mách có chứng'' nghĩa là nói điều gì đó phải xác thực,có chứng cứ rõ ràng,có thể kiểm chứng được.Là không nói vu vơ kiểu ốc ăn mò,không thêu dệt,không nói kiểu tung tin thất thiệt,bịa đặt dựng chuyện,vu oan giá họa để bóp méo sự thật hay đổ lỗi cho người khác.

Phạm Bình Minh
4 tháng 2 2018 lúc 21:23

1,

Trong đời sống đôi khi chúng ta cần phải sử dụng phương pháp chứng minh, ví dụ như khi giao tiếp:

+ Đi học, người khác bảo bạn học trường nào thì bạn sẽ trả lời tên trường mình học. Nếu người đó không tin thì chúng ta cần đưa ra bằng chứng như đồng phục của trường hoặc là phù hiệu

+ Còn khi muốn chứng mih mình là 1 công dân của nước Việt Nam thì cần phải đưa ra giấy khai sinh

2,

Nói có sách mách có chứng, nghĩa là nói điều gì đó xác thực, có chứng cứ rõ ràng, có thể kiểm chứng được. Nói có sách, mách có chứng có nghĩa là không nói vu vơ kiểu ăn ốc nói mò, không thêu dệt, không nói kiểu tung tin thất thiệt, bịa đặt dựng chuyện, vu oan giá hoạ để bóp méo, xuyên tạc sự thật hay đổ lỗi cho người khác. Nhưng tại sao, để diễn đạt ý nghĩa đó người Việt Nam lại chọn cách nói như vậy? Có thể bắt đầu từ cấu trúc thành ngữ, sau đó cậy nhờ việc suy xét ý nghĩa dân gian của các từ sách, mách, chứng được dùng trong thành ngữ này để hiểu nội dung thành ngữ. Dễ thấy là, thành ngữ nói có sách, mách có chứng gồm 2 vế: Nói có sách và mách có chứng, được tạo thành trên hai cơ sở của phép đối và điệp. Nói đối với mách, sách đối với chứng. Trong thực tế sử dụng thành ngữ này có thêm một số biến thể khác như: nói phải có sách, mách phải có chứng hoặc nói chẳng có sách, mách chẳng có chứng gì cả. Do vậy, cấu trúc của mỗi vế nói trên cũng có các biến thể khác nhau như đã thấy.

Đối với loại thành ngữ được tạo ra theo kiểu này, khi nắm được ý nghĩa của một trong hai vế, thường là vế thứ nhất, là có thể hiểu được nội dung chính yếu của các thành ngữ. Sách trong quan niệm dân gian là kho báu, là nơi thâu góp được những điều hay, lẽ phải ở đời. Sách là nơi cho những điều tin cẩn, rõ ràng và sự sáng suốt. Sách là mực thước. Soi trong sách có thể nhận được điều chân xác và sự yên tâm ở lời nghe được và những lời nói ra. Nói có sách, mách có chứng mang được ý nghĩa trên, trước hết là nhờ vào ngữ nghĩa dân gian ấy của từ sách. Còn mách trong ý nghĩa nguyên sơ của nó, cũng có nghĩa là nói, nói cho biết, bảo cho biết. Mách trong mách bảo, mách nước cũng với nghĩa như thế. Chứng là chứng cứ. Mách có chứng nghĩa là nói cho ai đó điều gì đó phải có chứng cứ cụ thể, tức điều đem báo, đem mách cho ai đó là điều có thật, đã trông tận mắt, nghe tận tai. Mách có chứng cũng yêu cầu không được nói sai, nói không có căn cứ, nói những điều chưa biết chắc đúng, sai, thật, hư. Mách có chứng cũng có nghĩa là nói đàng hoàng, đúng đắn, công khai, chứ không theo lối mách lẻo hay thóc mách


Các câu hỏi tương tự
Kiều Phương
Xem chi tiết
Mai Nguyệt
Xem chi tiết
Công Nguyễn
Xem chi tiết
Nguyễn Ngọc Bích Chi
Xem chi tiết
Sách Giáo Khoa
Xem chi tiết
Nguyễn Minh Trang
Xem chi tiết
ĐỖ VÂN ANH
Xem chi tiết
Le Thu Trang
Xem chi tiết
phạm việt trường
Xem chi tiết