1.+ Trạng ngữ có thể đứng ở đầu câu, cuối câu hay giữa câu;
+ Giữa trạng ngữ với chủ ngữ và vị ngữ thường có một quãng nghỉ khi nói hoặc dấu phẩy khi viết.
Ngày mai, lớp tôi kiểm tra Văn ( trạng ngữ đứng đầu câu bổ sung ý nghĩa về thời gian)
3.* Giống nhau : có cấu tạo là 1 từ hoặc 1 cụm từ -> Ngắn gọn
*Khác nhau:
a) Câu rút gọn:
-Về bản chất câu rút gọn là câu đơn có đầy đủ thành phần nhưng khi sử dụng người ta lược bỏ đi 1 số thành phần đó như chủ ngữ, vị ngữ,hoặc cả chủ ngữ-vị ngữ
-Dựa vào hoàn cảnh sử dụng có thể xác định được từ hoặc cụm từ bị rút gọn làm thành phần gì trong câu
-có thể khôi phục lại các thành phần bị lược bỏ thành câu đầy đủ thành phần
b) Câu đặc biệt:
-là câu không có cấu tạo theo mô hình chủ ngữ - vị ngữ
-Từ hoặc cụm từ trong câu đặc biệt làm trung tâm cú pháp của câu không thể xác định được từ hoặc cụm từ đó làm thành phần nào trong câu
- Không thể khôi phục lại được.
2. Khái niệm: Khi nói hoặc viết có thể lược bỏ một số thành phần của câu, tạo thành câu rút gọn.
Ví dụ: (1) Tôi yêu phong cảnh nơi đây.(2) Yêu cả những con người nắng mưa không ngại gian khó.
==> Vế (2) là câu rút gọn, phục hồi.
Tôi yêu cả những con người nắng mưa không ngại gian khó.