* Bảng các phong trào kháng chiến chống Pháp của nhân dân ta (1858 - 1884)
Giai đoạn |
Sự kiện |
1858 - 1862 |
- Pháp tấn công Đà Nẵng và Gia Định, nhân dân đã phối hợp cùng triều đình chống giặc, làm thất bại âm mưu “đánh nhanh, thắng nhanh” của Pháp. - Khi Pháp đánh chiếm ba tỉnh miền Đông, nhân dân đã bất chấp lệnh bãi binh của triều đình, tiếp tục lập căn cứ kháng Pháp, gây nhiều tổn thất cho địch. |
1863 - trước 1873 |
- Sau Hiệp ước 1862, phong trào kháng chiến của nhân dân Nam Kì phát triển, nhiều trung tâm kháng chiến được xây dựng: Đồng Tháp Mười, Tây Ninh, Bến Tre, Rạch Giá, Hà Tiên,…. |
1873 - 1884 |
- Pháp hai lần tấn công Bắc Kì, nhân dân sát cánh cùng triều đình, đào hào, đắp lũy, lập các đội dân binh chống giặc. - Pháp thiệt hại nặng ở hai trận Cầu Giấy. |
-Chiều 31/8/1858, 3000 liên quân Pháp –Tây Ban Nha dàn trận trước cửa biển Đà Nẵng
-1/9/1858 quân Pháp và Tây Ban Nha nổ súng đánh Đà Nẵng
-Quân ta chống trả quyết liệt buộc chúng phải tiến quân vào Gia Định
-Ngày 17/2/1859, Pháp tấn công thành Gia Định, triều đình chống cự yếu ớt rồi tan rã
-Ngày 24/2/1861, quân Pháp mở cuộc tấn công quy mô chiếm Đại Đôn Chí Hoà, sau đó chiếm Định Tường, Biên Hoà, Vĩnh Long.
-Ngày 5/6/1862, triều đình Huế kí với Pháp hiệp ước Nhâm Tuất, nhượng cho chúng nhiều quyền lợi
-Tháng 12/1863 thực dân Pháp mở cuộc tấn công vào căn cứ Tân Hoà
-Từ ngày 20 đến 24/6/1867, quân Pháp chiếm các tỉnh miền Tây
-Nhân dân sáu tỉnh Nam Kì nổi lên khởi nghĩa khắp nơi bằng nhiều hình thức
-20/11/1873, quân Pháp nổ súng đánh thành Hà Nội.
-Quân ta đánh trả nhưng thất bại, Pháp nhanh chóng chiếm cá tỉnh phía Bắc.
-Ngày 21/12/1873, khi Pháp đánh ra Cầu Giấy bị quân ta phục kích và giành chiến thắng
-Triều đình Huế kí hiệp ước Giáp Tuất, theo đó, Pháp rút khỏi Bắc Kì, triều đình thừa nhận 6 tỉnh Nam Kì thuộc Pháp.
-25/4/1882, Pháp lấy cớ triều đình Huế vi phạm hiệp ước, quay lại đánh chiếm Bắc Kì.
-19/5/1883, quân ta tiếp tục giành thắng lợi ở Cầu GIấy lần thứ hai, khiến Pháp hoang mang bỏ chạy.
-Cuối tháng 7/1883, nhân cơ hội nước ta đang lục đục, Pháp tấn công vào Thuận An, cửa ngõ kinh thành Huế.