1)Hãy viết khoảng 5 câu với câu mở đầu như sau : câu thơ thứ 2 trong bài thơ “ cảnh khuya “ gợi lên 1 bức tranh nhiều tầng lớp đường nét nhiều hình khối
2) chỉ ra phép đối và nêu tác dụng trong bài thơ tĩnh dạ tứ .
3) nêu suy nghĩ của em về khổ thơ cuối trong bài thơ tiếng gà trưa . “ cháu chiến ..... tuổi thơ .
Giúp mk nha mk sẽ hđ để xem kết quả . Chiều nay mk hok rồi . TICK cho nha
Tác giả Xuân Quỳnh hay nhân vật trữ tình trong bài thơ chính là một người chiến sĩ trẻ đang tham gia nhiệm vụ đó và đang cùng đồng đội lên đường vào chiến trường miền Nam chiến đấu. Tiếng gà trưa văng vẳng trên đường hành quân đã gợi cho người chiến sĩ trẻ nhớ về những kỉ niệm đẹp của tuổi thơ và người bà thân thương. Chính tình cảm gia đình và quê hương đã làm sâu sắc thêm tình yêu đất nước trong con người tác giả. Trong khổ cuối bài thơ, người chiến sĩ trẻ đã gửi lời tâm sự chân thành tới người bà kính yêu nơi hậu phương:
“Cháu chiến đấu hôm nay…
Ổ trứng hồng tuổi thơ”
Điệp từ “vì” được lặp lại tới bốn lần trong khổ thơ đã nhấn mạnh rõ mục đích chiến đấu của người chiến sĩ, những mục đích của anh thật giản dị, tự nhiên nhưng cũng rất cao cả và vinh quang: vì tiếng gà trưa, vì bà, vì xóm làng và hơn hết là vì Tổ quốc. Từ tình cảm bà cháu, cho tới tình yêu xóm làng và to lớn như tình yêu Tổ Quốc đều được thể hiện bằng ngôn từ giản dị, thân thương như lời ăn tiếng nói hàng ngày. Tất cả được bắt nguồn từ tình cảm chân thực, giản dị chân chất và mộc mạc nơi quê hương, nó đã vun đắp tình yêu và là động lực để người chiến sĩ vượt qua mọi khó khăn, gian khổ, thử thách để chiến đấu và chiến thắng kẻ thù. Tiếng gọi “Bà ơi!” vang lên như một tiếng nấc nghẹn ngào của một đứa cháu nhỏ, tiếng gọi ấy ngân dài trong nỗi nhớ bà, và nhớ quê nhà. Có thể thấy tác giả là một người rất yêu thương và kính trọng bà, chấp nhận mọi gian khổ để bảo vệ bình yêu cho bà, giữ nguyên vẹn những kỉ niệm tuổi thơ về tiếng gà cục tác. Chính tiếng gà “cục tác” đã gợi nhớ và nhắc nhở, thôi thúc cho người chiến sĩ trẻ chiến đấu bằng mọi giá để bảo vệ bình yên đất nước, thanh bình cho quê hương.
Với giọng thơ nhẹ nhàng, tâm tình sâu lắng và gần gũi, mộc mạc, khổ cuối bài thơ “Tiếng gà trưa” của Xuân Quỳnh đã cho ta thấm thía được tình yêu quê hương, đất nước của tác giả. Đồng thời thể hiện mục đích và ý chí quyết tâm chiến đấu của người chiến sĩ trẻ.
3)
Có thể thấy, trong văn học Việt Nam, hình tượng người lính từ lâu đã trở thành một nguồn cảm hứng sáng tác cho các nhà văn, nhà thơ. Người lính Việt Nam lên đường để bảo vệ tình yêu quê hương, Tổ quốc, bảo vệ xóm làng và những điều bình dị nhất. Nhà thơ Xuân Quỳnh đã tái hiện một vẻ đẹp tâm hồn của những người lính vừa chân thực lại vừa giản dị trong tác phẩm “Tiếng gà trưa”. Đặc biệt ta cảm nhận rõ vẻ đẹp đó qua khổ cuối của bài thơ.
Bài thơ được ra đời trong hoàn cảnh đất nước ta bước vào những năm đầu của cuộc kháng chiến chống Mỹ trên phạm vi cả nước. Sau khi thua tại chiến trường miền Nam, giặc Mỹ điên cuồng mở rộng cuộc chiến tranh phá hoại miền Bắc với các loại máy bay ném bom nhằm phá hoại hậu phương lớn của tiền tuyến miền Nam. Đứng trước hoàn cảnh khốc liệt của đất nước, các thanh niên Việt Nam đã lên đường nhập ngũ, mang trong mình ý chí quyết tâm “xẻ dọc Trường Sơn” để đánh Mỹ.
Cảm nghĩ về khổ thơ cuối của bài thơ Tiếng gà trưa của Xuân Quỳnh
Tác giả Xuân Quỳnh hay nhân vật trữ tình trong bài thơ chính là một người chiến sĩ trẻ đang tham gia nhiệm vụ đó và đang cùng đồng đội lên đường vào chiến trường miền Nam chiến đấu. Tiếng gà trưa văng vẳng trên đường hành quân đã gợi cho người chiến sĩ trẻ nhớ về những kỉ niệm đẹp của tuổi thơ và người bà thân thương. Chính tình cảm gia đình và quê hương đã làm sâu sắc thêm tình yêu đất nước trong con người tác giả. Trong khổ cuối bài thơ, người chiến sĩ trẻ đã gửi lời tâm sự chân thành tới người bà kính yêu nơi hậu phương:
“Cháu chiến đấu hôm nay…
Ổ trứng hồng tuổi thơ”
Điệp từ “vì” được lặp lại tới bốn lần trong khổ thơ đã nhấn mạnh rõ mục đích chiến đấu của người chiến sĩ, những mục đích của anh thật giản dị, tự nhiên nhưng cũng rất cao cả và vinh quang: vì tiếng gà trưa, vì bà, vì xóm làng và hơn hết là vì Tổ quốc. Từ tình cảm bà cháu, cho tới tình yêu xóm làng và to lớn như tình yêu Tổ Quốc đều được thể hiện bằng ngôn từ giản dị, thân thương như lời ăn tiếng nói hàng ngày. Tất cả được bắt nguồn từ tình cảm chân thực, giản dị chân chất và mộc mạc nơi quê hương, nó đã vun đắp tình yêu và là động lực để người chiến sĩ vượt qua mọi khó khăn, gian khổ, thử thách để chiến đấu và chiến thắng kẻ thù. Tiếng gọi “Bà ơi!” vang lên như một tiếng nấc nghẹn ngào của một đứa cháu nhỏ, tiếng gọi ấy ngân dài trong nỗi nhớ bà, và nhớ quê nhà. Có thể thấy tác giả là một người rất yêu thương và kính trọng bà, chấp nhận mọi gian khổ để bảo vệ bình yêu cho bà, giữ nguyên vẹn những kỉ niệm tuổi thơ về tiếng gà cục tác. Chính tiếng gà “cục tác” đã gợi nhớ và nhắc nhở, thôi thúc cho người chiến sĩ trẻ chiến đấu bằng mọi giá để bảo vệ bình yên đất nước, thanh bình cho quê hương.
Với giọng thơ nhẹ nhàng, tâm tình sâu lắng và gần gũi, mộc mạc, khổ cuối bài thơ “Tiếng gà trưa” của Xuân Quỳnh đã cho ta thấm thía được tình yêu quê hương, đất nước của tác giả. Đồng thời thể hiện mục đích và ý chí quyết tâm chiến đấu của người chiến sĩ trẻ.
2,Hai câu đầu tác giả đã dùng phép đối rất chỉnh về mặt nghĩa:
- Ớ câu thứ nhất: Thiếu tiếu li gia >< lão đại hồi (tiểu >< đại, li >< hồi) - Câu thứ hai: Hương âm vô cải >< mấn mao tồi (hương âm >< mấn mao, vô cải >< tồi). Phép đối ở câu thứ nhất tác giả đã khái quát một cách ngắn gọn cả một quãng thời gian dài rời xa quê hương của bản thân, ơ câu thứ hai nêu bật lên yếu tố thay đổi (mái tóc đã bạc) và khẳng định một yếu tố không thay đối (giọng quê). Cách diễn đạt đó vừa chân thực vừa làm nổi bật tình quê hương sâu sắc bền vững trong tâm hồn của nhà thơ.