Sinh học 7

nguyen thi huong giang

1.Giải thích tại sao bệnh sốt rét thường xảy ra ở miền núi

2.Sán lá gan,sán dây,sán lá máu,...xâm nhập vào cơ thể vật chủ qua những con đường nào?Nêu những biện pháp phòng chống sán ở cơ thể người

3.Phân tích cơ chế quá trình hô hấp ở cá

Thảo Phương
20 tháng 5 2017 lúc 16:38

1>Bệnh sốt rét hay xảy ra ở miền núi vì :
- Muỗi Anophen có nhiều ở miền núi.
- Trình độ dân trí thấp, thiếu hiểu biết về bệnh sốt rét nên không có biện pháp phòng ngừa và chữa trị bệnh sốt rét.
- Người dân không chủ động phòng tránh (mắc màn (mùng), phát quang bụi rậm...)

2>Sán lá, sán (lây xâm nhập vào cơ thề chủ yếu qua con đường tiêu hóa. Riêng sán lá máu, ấu trùng thâm nhập qua da. Vì vậy, cần phải
ăn uống vệ sinh, thức ăn nấu chín (không nên ăn thịt tái, tiết canh), uống nước đun sôi để nguội. Khi tấm rửa, cần chọn nơi nước sạch, tránh gặp phải ấu trùng sán lá máu.
3>

Trao đổi khí của mang cá xương đạt hiệu quả cao do:

- Câu tạo của mang gồm nhiều cung mang và rất nhiều phiến mang. Điều này làm cho mang cá có diện tích trao đổi khí rất lớn.

- Ở mang cá có hệ thống mao mạch dày đặc chứa máu có sắc tố đỏ.

- Thành mao mạch rất mỏng.

- Có sự lưu thông khí (nước) liên tục qua mang.

- Dòng nước chảy một chiều gần như là liên tục qua mang là do:

+ Khi cá thở vào: Cửa miệng cá mở ra, thềm miệng ha thấp xuống, nắp mang đóng dẫn đến thể tích khoang miệng tăng lên, áp suất trong khoang miệng giảm, nước tràn qua miệng vào khoang.

+ Khi cá thở ra: của miệng cá đóng lại, thềm miệng nâng lên, nắp mang mở ra làm giảm thể tích khoang miệng, áp lực trong khoang miệng tăng lên có tác dụng đẩy nước từ khoang miệng đi qua mang. Ngay lúc đó, của miệng cá lại mở ra và thềm miệng lại hạ xuống làm cho nước lại tràn vào khoang miệng.

Bình luận (0)
_silverlining
20 tháng 5 2017 lúc 14:58

1, Do miền núi người dân có trình độ dân trí chưa được cao, thiếu hiểu biết về sốt rét, chưa được tiếp cận với các đợt phun thuốc diệt muỗi, lăng quăng và đặc biệt là do ở miền núi điều kiện cho muỗi anophen hình thành và phát triển.

2, SÁN LÁ GAN XÂM NHẬP QUA CƠ THỂ = ĐƯỜNG TIÊU HÓA, KÉN SÁN BÁM VÀO CÂY CỎ, TRÂU BÒ ĂN VÀO SẼ BỊ NHIỄM BỆNH

SÁN DÂY CŨNG GIỐNG V, TRÂU BÒ LỢN ĂN PHẢI ẤU TRÙNG SẼ NHIỄM BỆNH, CON N ĂN PHẢI THỊT CỦA TRÂU BÒ HOẶC LỢN BỊ NHIỄM BỆNH CŨNG SẼ MẮC BỆNH SÁN LÁ DÂY.

SÁN LÁ MÁU KÍ SINH TRONG MÁU NGƯỜI, ẤU TRÙNG SẼ CHUI QUA DA KHI NGƯỜI ĐÓ TIẾP XÚC VS NƯỚC BỊ Ô NHIỄM

Bình luận (0)
Ái Nữ
20 tháng 5 2017 lúc 19:50

câu 1:

Do miền núi người dân có trình độ dân trí chưa được cao, thiếu hiểu biết về sốt rét, chưa được tiếp cận với các đợt phun thuốc diệt muỗi, lăng quăng và đặc biệt là do ở miền núi điều kiện cho muỗi anophen hình thành và phát triển.

câu 2:

Sán lá, sán (lây xâm nhập vào cơ thề chủ yếu qua con đường tiêu hóa. Riêng sán lá máu, ấu trùng thâm nhập qua da. Vì vậy, cần phải
ăn uống vệ sinh, thức ăn nấu chín (không nên ăn thịt tái, tiết canh), uống nước đun sôi để nguội. Khi tấm rửa, cần chọn nơi nước sạch, tránh gặp phải ấu trùng sán lá máu.
Ở nước ta, tỉ lệ mắc bệnh sán lá gan, sán lá máu ở người cao.

cây 3:

Trao đổi khí của mang cá xương đạt hiệu quả cao do:

- Câu tạo của mang gồm nhiều cung mang và rất nhiều phiến mang. Điều này làm cho mang cá có diện tích trao đổi khí rất lớn.

- Ở mang cá có hệ thống mao mạch dày đặc chứa máu có sắc tố đỏ.

- Thành mao mạch rất mỏng.

- Có sự lưu thông khí (nước) liên tục qua mang.

- Dòng nước chảy một chiều gần như là liên tục qua mang là do:

+ Khi cá thở vào: Cửa miệng cá mở ra, thềm miệng ha thấp xuống, nắp mang đóng dẫn đến thể tích khoang miệng tăng lên, áp suất trong khoang miệng giảm, nước tràn qua miệng vào khoang.

+ Khi cá thở ra: của miệng cá đóng lại, thềm miệng nâng lên, nắp mang mở ra làm giảm thể tích khoang miệng, áp lực trong khoang miệng tăng lên có tác dụng đẩy nước từ khoang miệng đi qua mang. Ngay lúc đó, của miệng cá lại mở ra và thềm miệng lại hạ xuống làm cho nước lại tràn vào khoang miệng.

Nhờ hoạt động nhịp nhàng của của miệng, thềm miệng và nắp mang nên dòng nước chảy từ miệng qua mang theo một chiều và gần như là liên tục

- Hiện tượng dòng chảy song song và ngược: Dòng nước chảy bên ngoài mao mạch ngược chiều với dòng chảy trong mao mạch của mang. Nếu dòng nước chảy bên ngoài mao mạch mang cùng chiều với dòng máu chảy trong mao mạch mang thì hiệu quả trao đổi khí sẽ kém hơn.

Bình luận (0)

Các câu hỏi tương tự
Đặng Nguyễn Quỳnh Nga
Xem chi tiết
Hà Đức Huy
Xem chi tiết
Nguyễn Trọng Thắng
Xem chi tiết
CÁI GIỀ
Xem chi tiết
Tri Nguyen
Xem chi tiết
Nguyễn Phúc Gia Hân
Xem chi tiết
Nguyễn Đỗ Minh Khoa
Xem chi tiết
Phạm Huỳnh Quỳnh Duyên
Xem chi tiết
Nguyễn Đỗ Minh Khoa
Xem chi tiết