Bài 28. Đặc điểm địa hình Việt Nam

VĂN LƯƠNG NGỌC DUYÊN

1/Em hãy tìm trên hình 28.1 các vùng núi cao, các cao nguyên badan, các đồng bằng trẻ, phạm vi thềm lục địa. Nhận xét về sự phân bố và hướng nghiêng của chúng.

2/Em hãy cho biết khi rừng bị con người chặt phá thì mưa lũ sẽ gây ra hiện tượng gì? Bảo vệ rừng có những lợi ích gì?

3/Các dạng địa hình sau đây của nước ta được hình thành như thế nào?
- Địa hình cácxtơ
- Địa hình cao nguyên badan
- Địa hình đồng bằng phù sa mới
- Địa hình đê sông, đê biển

4/Em hãy tìm trên hình 28.1 một số nhánh núi, khối núi lớn ngăn cách và phá vỡ tính liên tục của dải đồng bằng ven biển nước ta.

༺ℒữ༒ℬố༻
2 tháng 3 2018 lúc 21:25

1/

– Vùng núi cao: Hoàng Liên Sơn.

– Các cao nguyên ba dan: Đắk Lắk, Plây Ku, Kon Turn, Lâm Viên, Mơ Nông, Di Linh.

– Các đồng bằng trẻ: đồng bằng sông Hồng, đồng bằng sông Cửu Long, đồng bằng Duyên hải miền Trung.

– Phạm vi thềm lục địa: mở rộng ở Bắc Bộ và Nam Bộ, thu hẹp ở miền Trung.

– Nhận xét: địa hình núi ở nước ta có hai hướng chủ yếu là Tây Bắc – Đông Nam và vòng cung. Núi, cao nguyên phân bố chủ yếu ở phía tây của lãnh thổ, đồng bằng phân bố chủ yếu ở phía đông.

Bình luận (0)
༺ℒữ༒ℬố༻
2 tháng 3 2018 lúc 21:25

2/- Khi rừng bị con người chặt phá thì mưa lũ sẽ gây ra hiện tượng: xói mòn đất, đất trượt, núi lở, lũ lụt, lũ đá.
- Lợi ích của việc bảo vệ rừng: bảo vệ đất, chống xói mòn, hạn chế lũ lụt, bảo vệ sự đa dạng sinh vật..

Bình luận (0)
༺ℒữ༒ℬố༻
2 tháng 3 2018 lúc 21:26

3/

– Địa hình cácxtơ được hình thành do nước mưa hoà tan đá vôi. Những mạch nước ngầm khoét sâu vào lòng núi đá tạo nên những hang động.

– Địa hình cao nguyên badan: vào đại Tân sinh, do dung nham núi lửa phun trào theo các đứt gãy.

– Địa hình đồng bằng phù sa trẻ: giai đoạn Tân sinh, nhiều vùng bị sụt lún, sau đó được bồi đắp dần bằng những vật liệu do sông ngòi bóc mòn từ miền núi đưa tới.

– Địa hình đê sông, đê biển: do con người đắp lên đế chống lũ lụt và ngăn chặn ảnh hưởng của biến.

Bình luận (0)
༺ℒữ༒ℬố༻
2 tháng 3 2018 lúc 21:27

4/Một số nhánh núi, khối núi lớn ngăn cách và phá vỡ tính liên tục của dải đồng bằng ven biển nước ta: Hoành Sơn, Bạch Mã, một số nhánh núi từ dãy Trường Sơn Nam đâm ra biển, nơi có đèo Cù Mông, đèo Cả...

Bình luận (0)
VĂN LƯƠNG NGỌC DUYÊN
2 tháng 3 2018 lúc 21:26

- Địa hình cácxtơ: chiếm 1/6 lãnh thổ đất liền, trong nước mưa có thành phần CO2 khi tác dụng với đá vôi gây ra phản ứng hòa tan đá. Sự hòa tan đá vôi ở vùng nhiệt đới xảy ra rất mãnh liệt. Địa hình cácxtơ ở nước ta có đỉnh nhọn với nhiều hang động đẹp (những nơi đá vôi không bị phong hóa nhiều thì tạo nên những địa hình rất hiểm trở).

- Địa hình cao nguyên badan: hình thành vào đại Tân sinh do dung nham núi lửa phun trào theo các đứt gây tập trung ở Tây Nguyên và rải rác một số nơi trên lãnh thổ nước ta. (Nghệ An, Quảng Trị, Đông Nam Bộ...)

- Địa hình đồng bằng phù sa mới: hình thành ở những vùng sụt lún vào đại Tân sinh ở hạ lưu sông có thềm biển nông, thoải mở rộng, được bồi đắp bởi lớp trầm tích phù sa sông ngòi bóc mòn từ miền núi đưa tới, lớp trầm tích phù sa có thể dày 5000-6000m.

- Địa hình đê sông, đê biển: là những địa hình nhân tạo.

+ Đê sông: được xây dựng chủ yếu ở đồng bằng Bắc Bộ, dọc hai bờ sông Hồng, sông Thái Bình để chống lũ lụt. Hệ thống đê dài trên 2700m, ngăn cách đồng bằng thành ô trũng nằm thấp hơn mực nước sông, vào mùa lũ từ 7 đến 10m.

Bình luận (0)

Các câu hỏi tương tự
Sách Giáo Khoa
Xem chi tiết
Sách Giáo Khoa
Xem chi tiết
Sách Giáo Khoa
Xem chi tiết
Sách Giáo Khoa
Xem chi tiết
Mai Anh Phan
Xem chi tiết
Lê Thanh Huyền
Xem chi tiết
Chung Gà Mờ
Xem chi tiết
Huỳnh Thị Thanh Kim
Xem chi tiết
Tram Anh Nguyen
Xem chi tiết