Bài 23. Kinh tế, văn hóa thế kỉ XVI - XVIII

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
duyên

1.em hãy cho biết những đường phố ,trường học mang tên các nhân vật lịch sử :Nguyễn Bỉnh Khiêm,Đào Duy Từ ,Nguyễn Hữu cầu ,Hoàng Công Chất ,Nguyễn Danh Phương ?Giải thích vì sao được đặt tên đó

2.Sưu tầm các mẫu chuyện về Nguyễn Bình Khiêm

3.Tìm hiểu thêm về sự ra đời Của chữ quốc ngữ

4.Tìm hiểu thêm về các thành tựu tiêu biểu ở nước ta trong các thế kỉ XVI - XVIII

Help!!!!!!!!!!!!!!!!!! Mai học rồi

phuc le
20 tháng 3 2017 lúc 21:01

-Trường THPT Nguyễn Bỉnh Khiêm

-Trường THPT Đào Duy Từ, Phố Đào Duy Từ thuộc phường Hàng Buồm, Hà Nội. Sài Gòn - Chợ Lớn đường Đào Duy Từ. Đường Đào Duy Từ nằm trên địa bàn phường Phú Hòa.

- Trường THPT Nguyễn Hữu Cầu, đường Nguyễn Hữu Cầu bên cạnh chợ Tân Định, quận 1 -thành phố HCM.

-Trường THCS Phú Chất, đường Hoàng Công Chất, Từ Liêm - Hà Nội

Lê Thị Ngọc Duyên
20 tháng 3 2017 lúc 21:03

2. Năm 1568, khi Nguyễn Hoàng thấy anh ruột là Nguyễn Uông bị Trịnh Kiểm (anh rể) giết, bèn sai người đến xin ý kiến Nguyễn Bỉnh Khiêm, lúc này đã 77 tuổi, đang sống ẩn dật ở Am Bạch Vân. Không trả lời trực tiếp, ông dẫn sứ giả ra hòn non bộ, chỉ vào đàn kiến đang bò và nói:

"Hoành sơn nhất đái, khả dĩ dung thân"
(Một dải Hoành Sơn có thể dung thân được)


Hiểu được ý ấy, Nguyễn Hoàng nhờ chị gái xin với anh rể Trịnh Kiểm cho vào trấn thủ đất Thuận Hóa từ đèo Ngang trở vào, từ đó lập ra nhà Nguyễn ở phương nam. Về sau sử nhà Nguyễn sửa thành "vạn đại dung thân", hy vọng sẽ giữ được cơ nghiệp mãi mãi.

Ở Thăng Long, Trịnh Kiểm cũng muốn bỏ Vua Lê để tự xưng vương. Khi cho người đến hỏi ý kiến của Nguyễn Bỉnh Khiêm, ông không trả lời mà dẫn sứ giả ra chùa, thắp hương mà nói: "Mấy năm nay mất mùa, nên tìm thóc giống cũ mà gieo". Rồi lại bảo chú tiểu quét dọn chùa sạch sẽ và nói: "Giữ chùa thờ Phật thì ăn oản". Hiểu ý, Trịnh Kiểm không dám phế bỏ nhà Lê mà phò Vua Lê để lập nghiệp Chúa.

Lê Thị Ngọc Duyên
20 tháng 3 2017 lúc 20:39

https://hoc24.vn/hoi-dap/question/193691.html

phuc le
20 tháng 3 2017 lúc 21:03

Trường THCS Công Chất nha , nhầm

phuc le
20 tháng 3 2017 lúc 21:08
Tục truyền trong làng có cha con ông Khả đi bắt chuột kiếm sống. Khi đến bên mộ Trạng, hai cha con vướng víu thế nào lại làm đổ tấm bia trên mộ. Dân làng rất sùng kính trạng Trình, nên khi thấy bia mộ bị đổ, họ nổi giận bắt cả hai cha con, kêu nộp phạt ba quan tiền mới tha, vì khi tấm bia đổ xuống thấy có hàng chữ ở sau:

Cha con thằng Khả. Đánh ngã bia tao/ Làng xóm xôn xao. Bắt đền quan tám

Cha con ông Khả chịu nộp phạt, nhưng dân làng phải tha cha con về nhà chạy tiền. chỉ tìm được có một quan tám, dân làng không chịu, cha con ông Khả ngẫm nghĩ mới tìm được cách, cha con bèn nói với dân làng: Cha con tôi bị Trạng Trình bắt phạt có quan tám, "Tam quán" nói lái lại thành quan tám . Ðúng như cha con ông Khả đã tìm đủ số tiền

Huyền Tô
5 tháng 3 2018 lúc 20:01

Chữ quốc ngữ là hệ chữ viết thống nhất chính thức hiện nay của tiếng Việt, sử dụng ký tự Latinh, dựa trên các bảng chữ cái của nhóm ngôn ngữ Rôman, đặc biệt là bảng chữ cái Bồ Đào Nha, với các dấu phụ chủ yếu từ bảng chữ cái Hy Lạp.

Cho đến thế kỷ 17, tiếng Việt đã phong phú và trong sáng. Một số giáo sĩ phương Tây học tiếng Việt để phổ biến Kitô giáo ở Việt Nam. Họ dùng chữ cái Latinh ghi âm tiếng Việt.

Người Bồ Đào Nha đến Việt Nam từ đầu thế kỷ thứ 17. Họ thường đi lại buôn bán bằng đường biển và cư ngụ ở nhiều nơi, nhất là ở Hội An, hải cảng phồn thịnh thời ấy.

Tiếp theo thương nhân, Hội An lại tiếp nhận nhiều giáo sĩ Bồ Đào Nha sang truyền Thiên Chúa giáo. Họ học tiếng Á Đông rất nhanh.

dung-chu-quoc-ngu-ra-doi-cach-day-gan-400-nam

Linh mục Francesco de Pina.

Người biết tiếng Việt khá nhiều là Francesco de Pina. Ông cũng biết nhiều thứ tiếng châu Á khác và trở thành giáo sư của những tu sĩ đến sau.

Gaspar do Amaral và Antonio Barbosa, người Bồ Đào Nha, là hai giáo sĩ đã sáng tạo ra cách dùng chữ Latinh để ghi âm tiếng Việt mà sau này gọi là chữ quốc ngữ, từ năm 1638.

Ban đầu họ sáng tạo ra chữ Việt để dùng trong các giáo đoàn. Nhưng khi người Việt nắm bắt được lối viết này đã hiểu ngay đó là phương tiện tuyệt vời cho thông tin, giáo dục, và tiếp nhận ngay làm chữ của quốc gia.

Tiểu Qủy
22 tháng 4 2018 lúc 19:47

1.vì.họ.muốn.tôn.vinh.niềm.tự.hào.của.dân.tộc


Các câu hỏi tương tự
Trần Thị Minh Duyên
Xem chi tiết
Nguyễn Ngọc Bích Chi
Xem chi tiết
Trần Thanh Nguyên
Xem chi tiết
Ngọc Lý
Xem chi tiết
Trần Thanh Nguyên
Xem chi tiết
Nguyễn Phạm Vân Ánh
Xem chi tiết
gtrutykyu
Xem chi tiết
Thánh Trở Lại
Xem chi tiết
Nhung Phương
Xem chi tiết