1.Đoạn kết bài thơ có câu:
“Trăng cứ tròn vành vạnh”
a. Chép tiếp các câu thơ tiếp để hoàn thành khổ cuối bài thơ?
b. Hình ảnh vầng trăng trong bài thơ có ý nghĩa gì?Từ đó em hiểu gì về chủ đề bài thơ? ( Yêu cầu: trình bày thành một đoạn văn có sử dụng lời dẫn trực tiếp)
2. Hãy phân tích hình ảnh người và trăng trong đoạn thơ sau:
"thình lình đèn điện tắt
...................................
đủ cho ta giật mình"
a. Khổ 4:
- Tình huống: sự cố mất điện tạo kịch tính để con người gặp lại ánh trăng.
- Nghệ thuật: Từ ngữ “Thình lình”, “vội bật tung cửa sổ” phép đảo ngữ, nhịp thơ nhanh, tạo sự dồn nén, sự bung phá vội vã để đi tìm ánh sáng.
- “Đột ngột”: vừa diễn tả sự xuất hiện đột ngột của ánh trăng.
=> Một cuộc gặp gỡ không hẹn trước lại kích thích đầu tiên khiến con người phải ngỡ ngàng đến sững sờ.
=> Vầng trăng xuất hiện trong tình huống bất thường của những con người ở thành phố: điện tắt, căn phòng tối om. Tình huống ấy làm sáng lên cái góc tối của con người, đánh thức sự ngủ quên trong điều kiện sống của con người hoàn toàn khác.
b. Khổ 5: Con người chủ động đối thoại đàm tâm với trăng
- Hai từ “mặt” được sử dụng rất đặc sắc
+ Mặt (1): mặt người
+ Mặt (2): mặt trăng, gương mặt của tri kỉ, là biểu tượng cho quá khứ nghĩa tình, là ánh sáng soi tỏ sự bội bạc, cái chưa hoàn thiện trong tâm hồn con người.
=> Từ “mặt” cuối câu thơ là từ nhiều nghĩa, tạo nên sự đa nghĩa của ý thơ.
- Con người bừng nở xúc cảm quá khứ: Có cái gì rưng rưng….là đồng”
+ “rưng rưng”: xúc động nghẹn ngào.
+ Nhớ lại tất cả không gian quá khứ: đồng bể, sông rừng…, những kỉ niệm hồn nhiên nhất ùa về - là quê hương bình dị, là quá khứ ân nghĩa thủy chung.
+ Điệp “như là…như là..” cùng nhịp thơ dồn dập diễn tả sự ào ạt trong dòng cảm xúc.
=> Vầng trăng mang sức mạnh diệu kì, làm sống dậy một tâm hồn đã bội bạc.
c. Khổ 6: Sự thức tỉnh mạnh mẽ và bài học về ân nghĩa thủy chung.
* Hai câu đầu: Sự khoan dung, độ lượng của vầng trăng
- Từ láy “vành vạnh”: hình ảnh vầng trăng tròn đầy, viên mãn => Ẩn dụ cho quá khứ tình nghĩa, đầy đặn, đẹp đẽ, vẹn nguyên không thể phai mờ.
- Phó từ “cứ” gợi sự bền vững bất biến với thời gian.
- Hình ảnh tương phản “người vô tình”: con người ý thức về sự lãng quên của mình.
* Hai câu cuối: Sự giật mình thức tỉnh
- “Ánh trăng im phăng phắc” phép nhân hóa thể hiện sự trách móc trong im lặng như nhắc nhở mỗi người: con người vô tình nhưng thiên nhiên luôn tròn đầy bất diệt.
- “Giật mình”: là phản xạ tâm lý có thật của một người biết suy nghĩ, chợt nhận ra sự bạc bẽo, vô tình của mình trong cách sống nông nổi, thờ ơ của mình.
=> Dòng thơ cuối dồn nén bao tâm tư, lời sám hối ăn năn dù không cất lên nhưng chính vì thế càng trở nên day dứt ám ảnh.
=> Ánh trăng là tấm gương soi để thấy được gương mặt thực sự của mình, tìm lại cái tinh khôi mà tưởng như đã ngủ mãi trong quên lãng
=> Chiều sâu triết lí: Hãy sống theo đạo lí ân nghĩa thủy chung cùng quá khứ, cùng nhân dân, đất nước. Đây là lời nhắc nhở tới tất cả mọi người.