Bài 20. Vùng Đồng bằng sông Hồng

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
nguyễn Thùy Linh

1.Chứng minh rằng vùng đồng bằng sông hồng là vùng kinh tế có vai trò quan trọng trong sự phát triển kinh tế xã hội của nước ta?

2.Giải thích vì sao các khu công nghiệp tập trung lại phân bố chủ yếu ở khu vực đông nam bộ , đbsh và dh miền trung

Võ Bảo Vân
22 tháng 1 2019 lúc 17:44

1.

Đồng bằng sông Hồng là vùng kinh tế có vai trò quan trọng trong sự phát triển kinh tế xã hội của nước ta vì:

- Có vị trí địa lí quan trọng: Tiếp giáp với Trung du miền núi Bắc Bộ nơi có nguồn khoáng sản lớn; nằm trong khu kinh tế trọng điểm phía Bắc; có Hà Nội là thủ đô, là trung tâm hành chính, dịch vụ lớn nhất cả nước.

- Có nhiều thế mạnh để phát triển kinh tế: Đất đai màu mỡ, khí hậu thuận lợi, cơ sở hạ tầng phát triển, cầu nối giao thông mở rộng….

Thành tựu kinh tế:

- Đồng bằng sông Hồng đóng góp 23% trong GDP cả nước

- Nông nghiệp: vùng trọng điểm lương thực, thực phẩm số 2 cả nước, thế mạnh SX cây lương thực, thực phẩm vụ đông, cây công nghiệp, chăn nuôi.

- Công nghiệp: tập trung nhiều trung tâm công nghiệp, có nhiều đóng góp cho nền kinh tế, cơ cấu công nghiệp đa ngành, 2 trung tâm công nghiệp lớn Hà Nội, Hải Phòng.

- Dịch vụ: phát triển mạnh đặc biệt thương mại, giao thông vận tải, ngân hàng, tài chính, du lịch...

2.

Các khu công nghiệp tập trung lại phân bố chủ yếu ở Đông Nam Bộ, đồng bằng sông Hồng và Duyên hải miền Trung vì:

- Đây là những vùng nằm trong các vùng kinh tế trọng điểm (miền Bắc, miền Trung và phía Nam).

- Có nguồn nguyên liệu nông, lâm, thủy sản tại chỗ phong phú.

+ Đông Nam Bộ có nguồn nguyên nhiên liệu về nông sản (cà phê, tiêu điều...), dầu mỏ khí đốt. Nằm gần vùng nguyên liệu giàu có ở Tây Nguyên.

+ Đồng bằng sông Hồng nguyên liệu về lương thực, gần Trung du Bắc Bộ là vùng giàu có về khoáng sản, nông sản, thủy sản.

+ Duyên hải miền Trung giàu có về nguồn lợi thủy sản, khoáng sản.

- Đây là những vùng có vị trí địa lí thuận lợi, tiếp giáp vùng biển, có hệ thống cảng biển lớn nước sâu, gần các đường hàng hải hàng không quốc tế, tập trung các đầu mối giao thông vận tải lớn nhất cả nước (Hà Nội, TP.Hồ Chí Minh).

- Cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất – kĩ thuật phục vụ công nghiệp khá tốt (Đông Nam Bộ và đồng bằng sông Hồng).

- Thị trường tiêu thụ rộng lớn ở trong và ngoài nước.

- Thu hút đầu tư trong và ngoài nước, đặc biệt Đông Nam Bộ thu hút hơn 50% vốn đầu tư nước ngoài của cả nước.




Các câu hỏi tương tự
Thịnh Dương
Xem chi tiết
phạm ngọc linh
Xem chi tiết
Sách Giáo Khoa
Xem chi tiết
Sách Giáo Khoa
Xem chi tiết
Uyên
Xem chi tiết
Thiên Trần
Xem chi tiết
Phạm Linh Anh
Xem chi tiết
huong nguyen thi
Xem chi tiết
Kudo Shinichi
Xem chi tiết