Bài 11: Luyện tập bảng tuần hoàn, các định luật tuần hoàn

Hỗn Loạn

1/Cho Nguyễn tố Chức có số hiệu nguyên tử 16. Viết cấu hình electron nguyên tử của nguyên tố C

a) Xác định vị trí của nó trong bảng tuần hoàn (ô nguyên tố, chu kì, nhóm)

b) Đơn chất của X là kim loại hay phí kim. Viết cấu hình e ion tạo ra của X

2/Khi cho 39 gam kim loại thuộc nhóm IA vào 200g dd HCL vừa đủ. Sau khi phản ứng kết thúc thu được dd Xem và 11,2 lít khí(đktc)

a) Xác định tên kim loại

b) Tìm nồng độ% của chất tan trong dd

Phan Nguyễn Hoàng Vinh
8 tháng 11 2018 lúc 21:47

1. Z=16: \(1s^22s^22p^63s^23p^4\)

a) Nguyên tố X (Z=16) có:

* Thuộc ô nguyên tố thứ 16

* Vì có 3 lớp electron nên X thuộc chu kì 3

* X có 6 electron lớp ngoài cùng vì thế nên X thuộc nhóm VIA

b) Đơn chất X là lưu huỳnh (S). X là một nguyên tố phi kim loại. Lưu huỳnh muốn có cấu hình e của khí hiếm gần nhất thì phải nhận thêm 2 elctron.

Vì vậy cấu hình electron của:

\(S^{2-}\)(Z=18): \(1s^22s^22p^63s^23p^6\)

2. Gọi M là kí hiệu hóa học của kim loại cần tìm.

a) PTHH: \(M+H_2O\rightarrow MOH+\dfrac{1}{2}H_2\uparrow\) (1)

Số mol:1_____________________ 0,5

\(MOH+HCl\rightarrow MCl+H_2O\) (2)

Số mol:1______________________ 1

Theo đề, \(n_{khí}=n_{H_2}=\dfrac{11,2}{22,4}=0,5\left(mol\right)\)

Mặt khác: mM = 39 (gam); theo phương trình (1): \(n_M=2n_{H_2}=0,5.2=1\left(mol\right)\)\(\Rightarrow\) MM = 39(gam/mol)

Vậy M là kali (K).

PTHH: \(K+H_2O\rightarrow KOH+\dfrac{1}{2}H_2\uparrow\) (3)

Số mol:1 ___________________ 0,5

\(KOH+HCl\rightarrow KCl+H_2O\) (4)

Số mol: 1_____________________1

b) Chất tan trong dung dịch X chỉ gồm dung dịch KCl.

Ta có: mdung dịch sau phản ứng = mkim loại + mdung dịch HCl ban đầu - mkhí

= 39 + 200 - 0,5.2 = 238 (gam)

Mặt khác theo (1), (2), (3), (4) ta có: \(n_{KCl}=n_{KOH}=n_K=2n_{H_2}=1\left(mol\right)\)

\(\Rightarrow m_{KCl}=1.\left(39+35,5\right)=74,5\left(gam\right)\)

\(\Rightarrow\) C%KCl trong dung dịch X = \(\dfrac{74,5}{238}.100\%=31,3025\%\)

Bình luận (0)
Hồng Chị
8 tháng 11 2018 lúc 21:47

S

che: 1s22s22p63s23p4

a) vị trí: -ô số 16(Z=16)

-chu kì 3( 3 lớp e)

-nhóm VIA(6 e lớp ngoài cùng, e cuối cùng ở phân lớp p)

b) đơn chất X là phi kim

che ion (S2-): 1s22s22p63s23p6

2/gọi kl là A

PTHH: 2A+2HCl=> 2ACL +H2

nH2=0,5mol

nA=2nH2=1 mol

=> MA=39/1=39

=> A là Kali

m KCl=1*74,5g

m dung dịch sau=m kim loại+m ddHCl-mH2

=39+200-0,5*2=238g

C%=74,5/238 *100%=31,3%

Bình luận (0)
Hỗn Loạn
8 tháng 11 2018 lúc 21:02

Ở câu 1 mình ghi nhầm là nguyên tố X nhá

Bình luận (0)
Khánh Như Trương Ngọc
8 tháng 11 2018 lúc 22:14

1) Ta có: \(Z_X=16\)

Cấu hình electron của X : \(1s^22s^22p^63s^23p^4\)

a) Vị trí của nguyên tử:

Ô nguyên tố : 16 , chu kì : 3 , nhóm VIA

- Đơn chất của X là phi kim

- Cấu hình electron ion tạo ra của X : \(1s^22s^22p^63s^23p^6\)

2) Gọi R là kim loại thuộc nhóm IA

\(2R+2HCl\rightarrow2RCl+H_2\)

1 <---------------------------0,5 (mol)

a) \(n_{H_2}=\dfrac{V}{22,4}=\dfrac{11,2}{22,4}=0,5\left(mol\right)\)

\(M_R=\dfrac{m}{n}=\dfrac{39}{1}=39\left(g/mol\right)\)

b)

\(2K+2HCl\rightarrow2KCl+H_2\)

1----------------------- 1-------0,5 (mol)

\(m_{H_2}=n.M=0,5.2=1\left(g\right)\)

Ta có: \(m_{chất.tan}+m_{ddHCl}=m_{ddsauphản.ứng}-m_{H_2}\)

⇔ 39 + 200 = \(m_{ddsauphản.ứng}\) - 1

\(m_{ddsauphản.ứng}\) = 240 (g)

\(m_{KCl}=n.M=1.74,5=74,5\left(g\right)\)

\(C\%_{KCl}=\dfrac{m_{KCl}.100}{m_{dd}}=\dfrac{74,5.100}{240}=31,04\left(\%\right)\)

Bình luận (0)

Các câu hỏi tương tự
Phong Trần
Xem chi tiết
Nguyễn Thanh Thảo
Xem chi tiết
Thái Bình
Xem chi tiết
Bùi Thị Mai Chi
Xem chi tiết
Hương
Xem chi tiết
Nguyễn Thị Ngọc Hân
Xem chi tiết
Nguyệt Hằng
Xem chi tiết
Linh28
Xem chi tiết
An An
Xem chi tiết