1.Chỉ ra phép hoán dụ trong những câu thơ, câu văn sau và cho biết mối quan hệ giữa các sự vật trong mỗi phép hoán dụ là gì?
a/ Làng xóm ta xưa kia lam lũ quanh năm mà vẫn đói rách.Làng xóm ta ngày nay bốn mùa nhộn nhịp cảnh làm ăn tập thể.
(Hồ Chí Minh)
b/
Vì lợi ích mười năm phải trồng cây
Vì lợi ích trăm năm phải trồng người.
(Hồ Chí Minh)
c/
Áo chàm đưa buổi phân li
Cầm tay nhau biết nói gì hôm nay.
(Tố Hữu)
d/
Vì sao? Trái đất nặng ân tình
Nhắc mãi tên Người: Hồ Chí Minh.
(Tố Hữu)
2.Hoán dụ có gì giống và có gì khác ẩn dụ?Cho ví dụ minh họa.
3.Chính tả (nhớ- viết) Đêm nay Bác không ngủ (Từ lần thứ ba thức dậy đến Anh thức luôn cùng Bác).
Câu 1:
– Làng xóm ta (chỉ những người nông dân): quan hệ giữa cái chứa đựng và cái bị chứa đựng;
– Mười năm (chỉ thời gian trước mắt), trăm năm (chỉ thời gian lâu dài): quan hệ giữa cái cụ thể và cái trừu tượng;
– Áo chàm (chỉ người Việt Bắc): quan hệ giữa dấu hiệu của sự vật và sự vật;
– Trái Đất (chỉ những người sống trên trái đất – nhân loại nói chung): quan hệ giữa cái chứa đựng và cái bị chứa đựng.
Câu 2: Sự giống và khác nhau giữa hoán dụ và ẩn dụ:
– Giống nhau: cùng được xây dựng dựa trên cơ sở liên tưởng về mối quan hệ giữa các sự vật, hiện tượng.
– Khác nhau: Các sự vật hiện tượng trong phép hoán dụ có quan hệ gần gũi với nhau. Trong khi đó, các sự vật, hiện tượng trong phép ẩn dụ phải có những nét tương đồng với nhau.
Ví dụ:
– Hoán dụ:
Áo chàm đưa buổi phân ly
Ta có thể hiểu: Người Việt Bắc (A) thường mặc áo chàm (B). Vì thế khi Áo chàm (B) xuất hiện ta liên tưởng tới người Việt Bắc (A).
– Ẩn dụ:
Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng, Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ. (Viễn Phương)
Ở hai câu sau, tác giả Viễn Phương lại sử dụng biện pháp tu từ ẩn dụ. Dấu hiệu để nhận biết điều này đó là sự tương đồng về phẩm chất giữa hình tượng mặt trời và Hồ Chí Minh (sự vĩ đại, cao cả và trường tồn).
1.Các phép hoán dụ có trong các câu văn, thơ và mối quan hệ giữa chúng:
a) Làng xóm - người nông dân: quan hệ giữa vật chứa đựng với vật bị chứa đựng.
b) Mười năm - thời gian trước mắt; trăm năm - thời gian lâu dài: quan hệ giữa cải cụ thể với cái trừu tượng.
c) Áo chàm - người Việt Bắc: quan hệ giữa dấu hiệu của sự vật với sự vật.
d) Trái Đất - nhân loại: quan hệ giữa vật chứa đựng với vật bị chứa đựng.
2.
Giống nhau: Gọi tên sự vật, hiện tượng này bằng tên sự vật, hiện tượng khác
Khác nhau:
Ẩn dụ: Dựa vào quan hệ tương đồng. Cụ thể là tương đồng về:
- hình thức
- cách thức
- phẩm chất
- cảm giác
Hoán dụ: Dựa vào quan hệ tương cận.
Cụ thể:
- bộ phân gọi toàn thể
- vật chứa đựng gọi vật bị chứa đựng
- dấu hiệu của sự vật gọi sự vật
- cụ thể gọi trừu tượng.
Ví dụ: Ẩn dụ:
Thuyền về có nhớ bến chăng
Bển thì một dạ khăng khăng đợi thuyền.
Hoán dụ:
Nhớ ông cụ mắt sáng ngời
Áo nâu, túi vải, đẹp tươi lạ thường.
3. Đêm nay Bác không ngủ
- Lần thứ ba thức dậy
Anh hốt hoảng giật mình
Bác vẫn ngồi đinh ninh
Chòm râu im phăng phắc.
Anh vội vàng nằng nặc:
- Mời Bác ngủ Bác ơi!
Trời sắp sáng mất rồi
Bác ơi, mời Bác ngủ
- Chú cứ việc ngủ ngon
Ngày mai đi đánh giặc
Bác thức thì mặc Bác
Bác ngủ không an lòng
Bác thương đoàn dân công
Đêm nay ngủ ngoài rừng
Rải lá cây làm chiếu
Manh áo phủ làm chăn...
Trời thì mưa lâm thâm
Làm sao cho khỏi ướt
Càng thương càng nóng ruột
Mong trời sáng mau mau.
Anh đội viên nhìn Bác
Bác nhìn ngọn lửa hồng
Lòng vui sướng mênh mông
Anh thức luôn cùng Bác.
Minh Huệ