1,Câu trả lời là Dịch hoàn.
Lúc mới sinh, mỗi buồng trứng chứa đến hàng trăm ngàn cái trứng, một số lớn bị thoái hóa trước tuổidậy thì. Suốt cuộc đời người phụ nữ thường chỉ có 400 trứng rụng trong tổng số dự trữ khoảng 10000. Nhưng con số trên không thể so sánh với những gì mà dịch hoàn có thể làm được. Trong mỗi lần giao hợp, số tinh trùng phóng ra từ kho dự trữ dịch hoàn có thể lên tới hơn 300 triệu con. Nếu trong một tháng, số lần giao hợp bình quân là 8 lần thì số lượng tinh trùng xâm nhập cơ thể người phụ nữ cóthể lên tới 2,4 tỷ con.
2,Chiều dài đó sẽ là 60.000 dặm, tương đương với 96.500 km. Đó là vì cơ thể chúng ta có hàng nghìn tỷ tế bào và mỗi tế bào đều phải được dẫn máu đến.
3,Móng của ngón giữa mọc nhanh hơn cả. Thông thường người có ngón tay càng dài thì móng tay mọc càng nhanh (trung bình là 3,75 cm/năm). Nhưng nếu chúng ta dùng răng cắn móng tay thì chúng sẽ mọc nhanh hơn 20% so với cách cắt móng tay thông thường.
4,Thai nhi được hình thành và phát triển trong bụng mẹ. Lúc đó, thai nhi tuy có mũi nhưng không thở được, có miệng nhưng không ăn được. Để sống và phát triển, nó cần ôxy và các chất dinh dưỡng. Thông qua dây rốn, thai nhi sẽ nhận được các thứ đó. Dây rốn nối liền bụng của thai nhi với rau thai trong cơ thể mẹ. Người mẹ thông qua dây rốn này để cung cấp dinh dưỡng và ôxy cho thai nhi. Sau khi thai nhi ra đời thì rau và dây rốn sẽ mất đi vai trò của nó. Bác sĩ sản khoa sẽ dùng kéo cắt dây rốn ở trên thân thai nhi. Trên dây rốn không có thần kinh cảm giác nên lúc cắt, thai nhi không bị đau. Sau khi sinh mấy ngày, đoạn dây rốn sẽ rụng đi và để lại mãi mãi trên bụng thai nhi một dấu tích, đó chính là lỗ rốn ở bụng chúng ta bây giờ.