1.a) Ngọc trai rất đẹp, được dùng làm đồ trang sức cho con người. Theo em sự hình thành ngọc trai tuwff cơ thể trai diễn ra như thế nào?
b) Trai không có cơ quan tự vệ, vậy theo em trai yuwj vệ bằng cách nào khi gặp kẻ thù? Cách dinh dưỡng của trai có ý nghĩa như thế nào đối với môi trường nước?
2.Giun đất có vai trò gì đối với đất trồng?
3. Sự khác nhau giữa san hô và thủy tức trong sinh sản vô tính mọc chồi là gì?
4. trẻ em hay bị bệnh giun đũa là do đâu?
1.a) Ngọc trai được hình thành bên trong cơ thể các loài Thân mềm. . Khi có một chất lạ như ký sinh trùng hay cát bụi , lớp áo trai và vỏ trai tìm cách bao phủ chất lạ đó để bảo vệ các cơ quan bên trong khoang áo .Lớp áo sẽ tiết ra một khoáng chất là xà cừ bao bọc xung quanh chất lạ theo từng lớp . Theo thời gian , các lớp xà cừ xếp chồng lên nhau , hình thành ngọc trai
b) Cách tự vệ của trai :
+Khi gặp nguy hiểm, trai co chân, khép vỏ để bảo vệ phần mềm bên trong.
+Sự đóng, mở vỏ nhờ dây chằng ở bản lề có tính đàn hồi và 2 cơ khép vỏ
Cách dinh dưỡng thụ động của trai có tác dụng lọc các vi sinh vật , vụn hữu cơ ,..v.v trong môi trường nước , giúp môi trường nước trong sạch hơn
2.Khi di chuyển , giun đất làm cho đất tơi xốp , màu mỡ , tăng lượng Oxi trong đất , giúp cây hấp thụ nhiều Oxi trong quá trình hô hấp
Phân giun đất giúp tăng tính chịu nước , lượng mùn , các muối dễ tiêu có trong đất. Ngoài ra , chúng còn thúc đẩy hoạt động sống của các vi sinh vật có lợi
3. Ở thủy tức khi trưởng thành chồi tách ra để sống độc lập. Còn ở san hô, chồi vẫn dính với cơ thể mẹ và tiếp tục phát triển để tạo thành tập đoàn san hô có khung xương vững chắc .
4.Nguyên nhân nhiễm giun đũa có thể do trứng giun đũa lây lan khi tiếp xúc với nước, thức ăn hoặc tay nhiễm bẩn (ví dụ khi ăn rau chưa rửa sạch) và vệ sinh tay , chân chưa sạch sẽ .