1. Viết đoạn văn diễn dịch 15 câu với chủ đề: Đoạn trích Trong lòng mẹ là bài ca về tình mẫu tử thiêng liêng, bất diệt (Đoạn văn có 1 câu ghép)
2. Phân tích hình ảnh chị Dậu trong văn bản Tức nước vỡ bờ. (viết bài văn)
3. Hãy triển khai câu chủ đề sau thành đoạn văn tổng phân hợp 15 câu: Lão Hạc trước hết là câu chuyện cảm động về tình phụ tử thiêng liêng, giản dị.(đoạn văn có 1 câu phủ định)
4. Nêu cảm nhận vẻ đẹp hình tượng người chiến sĩ cách mạng trong 2 câu cuối bài thơ Tức cảnh Pác Bó.(bài văn)
5. Bằng đoạn văn quy nạp 10 câu hãy phân tích cảnh đoàn thuyền đánh cá trở về trong bài Quê hương.
6. Trong bài thơ Khi con tu hú, tiếng chim tu hú xuất hiện mấy lần.Hãy tìm hiểu ý nghĩa và giá trị liên tưởng mà âm thanh của tiếng tu hú gợi lên.
7. Cảm nhận về hình ảnh ông đồ trong bài thơ cùng tên của Vũ Đình Liên. (Bài văn)
8. Chọn 1 đoạn văn trong văn bản Hai cây phong mà em yêu thích. Viết đoạn văn nêu cảm nhận của em về đoạn văn đó.
9. Viết đoạn văn 1/2 trang giấy nêu cảm nhận của em về khổ thơ 3 bài thơ Nhớ rừng( Đv có 1 câu bị động)
10. Qua những lần mộng tưởng, em cảm nhận được gì về vẻ đẹp tâm hồn cô bé bán diêm trong truyện cùng tên? Cái chết của cô bé và kết thúc truyện gợi cho em suy nghĩ gì?
Giúp mình với
KHÔNG CHÉP MẠNG nha
Tham khảo thôi nhé:
Bài 1:
Đoạn trích '' Trong lòng mẹ '' ( Nguyên Hồng ) là bài ca về tình mẫu tử thiêng liêng , bất diệt . Qua đoạn trích , chúng ta có thể thấy rõ hơn về lòng mẹ , bao la như biển cả , rộng lớn như bầu trời . Vì con , người mẹ có thể hy sinh bản thân mk , mặc kệ dòng đời có xô đẩy , có bị các hủ tục đày đọa đi chăn nx mà con mk đk sống vui vẻ là tốt rồi . Chao ôi ! Tình mẹ biết mấy bao la như thế ! Mà lại có mấy ai hiểu thấu đk như chú bé Hồng . Chú cx chẳng sung sướng hơn mẹ là bao , chú bị người cô cay nghiệt xỉa xói , chú căm ghét những hủ tục cổ hủ , chú muốn phá bỏ nó để mẹ chú có thể có 1 c/s bình thg như bao người khác ; để mẹ chú ko phải vất vả , đi tha hương cầu thực . Chú luôn ước mơ đk nhìn tấy mẹ , đk lao vào lòng mẹ và đk mẹ gãi rôm ở sống lưng cho , và ước mơ nhỏ bé ấy đã thành hiện thực ; chú nằm trong lòng mẹ để hít hà hơi ấm của mẹ , để chú cảm thấy dễ chịu hơn . Lòng mẹ bao la như trời như núi , dù chúng ta có làm j đến mấy cx thể = đk tình yêu thương mẹ dành chó ta , tình yêu của mẹ ko hề chấm dứt mà thậm chí nó sẽ còn to lớn hơn nx . Vì vậy , chúng ta cần phải biết yêu thương mẹ , hãy cố gắng là 1 đứa con hiếu thảo ngoan ngoãn , như vậy là chúng ta cx có thể bù đấp 1 phần yêu thương cho mẹ rồi .
Bài 2:
Trong giai đoạn 1936 - 1939, văn đàn Việt Nam xuất hiện nhiều tác phẩm có giá trí, hình thành một trào lưu văn học hiện thực phê phán mạnh mẽ xã hội và phản ánh sinh động cụ thể những nỗi đau khổ, lầm than của nhân dân Việt Nam trước Cách mạng tháng Tám năm 1945. Ngô Tất Tố là một cây bút hiện thực phê phán xuất sắc của dòng văn học này. Tắt đèn là một tác phẩm thành công nhất của Ngô Tất Tố. Đó là một bản cáo trạng lên án chế độ thối nát của bọn thực dân phong kiến, đồng thời Tắt đèn còn xây dựng hình tượng nhân vật chị Dậu, tiêu biểu cho phụ nữ nông dân Việt Nam trước Cách mạng tháng Tám với những phẩm chất tốt đẹp: yêu thương chồng con sâu sắc và có tinh thần đấu tranh chống áp bức.
Đoạn trích Tức nước vỡ bờ kể lại sau khi anh Dậu bị ngất xỉu ở sân đình, sợ bị vạ lây, bọn tay sai đem anh Dậu trả về cho gia đình như một cái xác chết. Chị Dậu cùng bà con hàng xóm ra sức chăm sóc cho anh Dậu. Chị vô cùng đau đớn xót xa, lo lắng cho mạng sống của chồng. Chị ân cần chăm sóc từng giấc ngủ, từng bữa ăn cho anh Dậu.
Trong lúc anh Dậu đau nặng, chị đã rón rén bưng một bát cháo lớn đến chỗ chồng năm và dịu dàng nói "Thầy hãy cố dậy húp một ít cháo cho đỡ xót ruột". Rõ ràng chị đã tận tụy, hết lòng chăm sóc chồng. Việc làm của chị xuất phát từ lòng yêu thương chân thành sâu sắc của người vợ. Chị cố ngồi xem chồng có ăn ngon miệng không. Hình ảnh này khiến em liên tưởng đến bà Tú, vợ của Tú Xương cũng tần tảo, đảm đang lo lắng và hy sinh tất cả cho chồng con.
Lặn lội thân cò khi quãng vắng
Eo sèo mặt nước buổi đò đông.
Những tình cảm cao đẹp đó chính là đặc điểm tiêu biểu nhất của người phụ nữ Việt Nam. Cũng chính vì tình cảm vợ chồng cao đẹp, chị Dậu đã dũng cảm đấu tranh chống lại bọn tay sai để bảo vệ người chồng yêu quý.
Khi anh Dậu đang run rẩy bê bát cháo lên thì bọn cai lệ và người nhà lí trưởng đã rầm rập tiến vào với những roi song, tay thước, dây thừng. Chúng chưa hành hung nhưng mồm vẫn còn chửi bới mỉa mai. Đối phó với hoàn cảnh bất ngờ đó, thái độ ban đầu của chị Dậu hoàn toàn bị động, chị run run van xin đến thiết tha nài nỉ: "Khốn nạn nhà cháu đã không có, dẫu ông có chửi mắng cũng thế thôi, xin ông trông lại". Chị đã hạ mình nhẫn nhục khi xưng hô ông cháu để bảo vệ tính mạng của chồng. Nhưng chúng nào có nghe, bọn tay sai vẫn hung hăng xông tới. Bọn chúng giật phắt dây thừng, đùng đùng chạy sầm sập đến chỗ anh Dậu. Đến giờ phút này, trước sự ức hiếp tàn bạo của chúng, chị không còn nhẫn nhục được nữa, rõ ràng nước càng tức càng vỡ bờ, chị đã chủ động đấu tranh chống lại kẻ thù. Tinh thần phản kháng biểu hiện ở thái độ và hành động. Chị xám mặt lại và cách xưng hô cũng thay đổi. Lần cuối, chị không gọi chúng bằng ông và xưng con, cháu nữa, mà là mày với bà, chị đã tự đặt mình trên kẻ thù và giành thế chủ động: "Mày trói ngay chồng bà đi, bà cho mày xem". Hành động của chị quyết liệt và nhanh như cắt, chị nắm ngay gậy của hắn, túm tóc lẳng cho một cái ngã nhào ra thềm.
Câu nói đầy vẻ thách thức cùng với hành động quyết liệt vừa là một câu biểu hiện của lòng thương yêu chồng, vừa cho thấy sự dũng cảm, tinh thần đấu tranh quyết liệt của chị. Rõ ràng là "tức nước bờ". Câu nói đầy khí phách của chị Dậu "Thà ngồi tù chứ để cho bọn chúng làm tình làm tội mãi thế tôi không chịu được" biểu hiện mãnh liệt sức phản kháng, lòng căm thù giai cấp chất chứa từ lâu. Bao nhiêu nỗi tủi nhục bấy lâu chị cam chịu, giờ đây không dằn được nữa, nhất là chúng đã cố tình hành hạ anh Dậu. Chị đã lấy thân che chở cho chồng mà cũng không yên, cuối cùng chị đã vùng lên đấu tranh chống lại áp bức với một sức mạnh quật khởi của lòng căm thù.
Hành động của chị Dậu trong đoạn trích Tức nước vỡ bờ chứng minh rằng "Ở đâu có áp bức là ở đó có đấu tranh". Sự phản kháng của chị Dậu cũng là một biểu hiện tinh thần đấu tranh chống áp bức, dù mang tính cách tự phát, nhưng vẫn thể hiện một tiềm lực tốt của giai cấp nông dân. Khi có sự lãnh đạo của Đảng, giai cấp nông dân vùng lên đấu tranh với sức mạnh quật khởi bằng ý thức tự giác cách mạng. Với nghệ thuật miêu tả tính cách nhân vật qua các diễn biến căng thẳng của tình tiết. Ngô Tất Tố đã xây dựng thành công nhân vật chị Dậu. Đó là hình tượng chân thực, đẹp đẽ về người phụ nữ nông dân trước Cách mạng tháng Tám có lòng thương yêu chồng, có tinh thần đấu tranh dũng cảm chống mọi áp bức, bất công của chế độ thực dân phong kiến.
Bài 3:
Lão Hạc, trước hết là câu chuyện cảm động về tình phụ tử thiêng liêng, giản dị. Lão thương đứa con trai không đủ tiền lấy vợ mà phải bỏ nhà xa xứ. Ngày đêm lão mong nhớ đến con, lão ân hận, day dứt, buồn bã, đau đớn tuyệt vọng bởi lão không lo được hạnh phúc cho con để con lão phải phẫn chí đi làm đồn điền cao xu. Khi đến bước đường cùng, cuộc sống khó khăn, khốn khổ, vì lão muốn dành mảnh vườn, và tiền số tiền mà lão dành cho con, lão đã chọn đến cái chết, một cái chết đau đớn, dữ dội, ghê gớm như cái chết cậu Vàng – kỉ vật của người con trai. Qua đó ta càng thấm thía lòng thương yêu con sâu sắc của người cha nghèo khổ, xuất phát từ tình yêu thương con âm thầm tha thiết, mãnh liệt mà lớn lao của Lão Hạc, một tình thương đầy lòng vị tha, của đức tính cao cả, giàu lòng tự trọng đáng kính.