1. Tín hiệu cần truyền có tần số rất thấp, không có khả năng bức xạ thành sóng điện tử để truyền đi xa nên cần ghép với một sóng điện từ tần số cao (≥ 10 kHz), còn được gọi là sóng mang. Mạch điện tử thực hiện ghép hai sóng này được gọi là mạch điều chế tín hiệu (mạch trộn sóng). Tín hiệu đầu ra của mạch điều chế là tín hiệu điều chế có khả năng truyền dẫn tín hiệu đi xa. Mạch điều chế có vai trò quan trọng trong truyền dẫn tín hiệu đi xa.
2. Mạch này có hai đầu vào là sóng mang cao tần đưa tới cực B và sóng âm thanh đưa tới cực E của transistor. Các diện trở R1, R2, R3, R, giúp ổn định chế độ làm việc của transistor. Transistor thực hiện khuếch đại sóng mang và hệ số khuếch đại thay đổi theo biên độ tín hiệu âm thanh. Tín hiệu đầu ra trên cực C có tần số của sóng mang và biên độ thay đổi theo sóng âm thanh nên có năng lượng lớn, có thể truyền đi xa từ nơi phát đến nơi thu tín hiệu.