1. Trong văn bản Đức tính giản dị của Bác Hồ tác giả đã chứng minh đức tính giản dị của Bác ở những phương diện nào trong đời sống và con người của Bác ?. Từ đó em hiểu gì về đức tính giản dị và ý nghĩa của nó trong cuộc sống ?.
2. Hoài Thanh viết: " Văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có, luyện cho ta những tình cảm ta sẵn có". Hãy giải thích và tìm dẫn chứng để chứng minh câu nói trên.
HELP ME !! 😭😭
Tác giả đã chứng minh đức tính giản dị của bác ở những phương diện : bữa cơm, đồ dùng, cái nhà, lối sống.
Mk chỉ nhớ vậy thôi, thông cảm nhé ^_^
Giải thích:
Văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có: văn chương có khả năng rung động, khơi gợi những xúc cảm bên trong con người như nỗi buồn, niềm vui, sự đồng cảm,… Văn chương luyện những tình cảm ta sẵn có: văn chương diễn tả sâu sắc những tình cảm của con người, khiến những tình cảm sẵn có trong ta trở nên rõ ràng hơn, sắc nét hơn, phong phú hơn.Dẫn chứng:
Bài Sông nước Cà Mau của Đoàn Giỏi: tạo cho người đọc sự xúc động trước vẻ đẹp sông nước Cà Mau dù người đọc chưa một lần được đến nơi này, tác phẩm còn bồi dưỡng trong người đọc tình yêu với cảnh sắc quê hương, đất nước. Bài thơ Lượm gây cho người đọc sự xúc động, xót thương trước sự hi sinh của chú bé liên lạc trong một thời chiến tranh đã qua, khiến người đọc cảm thấy quý trọng cuộc sống hòa bình mà mình đang sống.Câu 1 :
- Bác Hồ giản dị qua các phương diện :
+ Trong nhà ở, bữa cơm
+ Trong quan hệ với mọi người
+ Trong công việc
+ Trong lời nói là bài viết
- Những dẫn chứng được Bác đưa vào để làm rõ sự giản dị :
* Giản dị trong lối sống:
- Giản dị trong tác phong sinh hoạt:
+ Bữa cơm của Bác (Bữa cơm chỉ có …sắp xếp tươm tất)
+ Cái nhà sàn nơi Bác ở (Cái nhà sàn … vườn hoa)
- Giản dị trong quan hệ với mọi người:
+ Viết thư cho một đồng chí
+ Nói chuyện với các cháu miền Nam
+ Đi thăm nhà tập thể của công nhân từ nơi làm việc đến phòng ngủ, nhà ăn.
+ Việc gì tự làm được thì không cần người khác giúp
+ Đặt tên cho người phục vụ: Trường, Kì, Kháng, Chiến, Nhất, Định, Thắng, Lợi.
* Giản dị trong cách nói và viết:
- Dẫn những câu nói của Bác: Không có gì quý hơn độc lập tự do; Nước VN là một, dân tộc VN là một, sông có thể cạn, núi có thể mòn, song chân lí ấy không bao giờ thay đổi.
Câu 2 :
Giải thích:
Văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có: văn chương có khả năng rung động, khơi gợi những xúc cảm bên trong con người như nỗi buồn, niềm vui, sự đồng cảm,… Văn chương luyện những tình cảm ta sẵn có: văn chương diễn tả sâu sắc những tình cảm của con người, khiến những tình cảm sẵn có trong ta trở nên rõ ràng hơn, sắc nét hơn, phong phú hơn.Dẫn chứng:
Bài Sông nước Cà Mau của Đoàn Giỏi: tạo cho người đọc sự xúc động trước vẻ đẹp sông nước Cà Mau dù người đọc chưa một lần được đến nơi này, tác phẩm còn bồi dưỡng trong người đọc tình yêu với cảnh sắc quê hương, đất nước. Bài thơ Lượm gây cho người đọc sự xúc động, xót thương trước sự hi sinh của chú bé liên lạc trong một thời chiến tranh đã qua, khiến người đọc cảm thấy quý trọng cuộc sống hòa bình mà mình đang sống.