1/ Trong trường hợp 1, anh D đã thực hiện những quyền và nghĩa vụ gì của công dân về nộp thuế? Ngoài những quyền, nghĩa vụ đã thực hiện thì anh D còn có những quyền và nghĩa vụ nào khác về nộp thuế?
2/ Trong trường hợp 2, ông A đã vi phạm quy định nào của pháp luật về quyền và nghĩa vụ của công dân về nộp thuế? Vì sao? Hành vi vi phạm của ông A có thể dẫn tới những hậu quả gì?
1/
- Trong trường hợp 1, anh D đã thực hiện quyền được tiếp cận thông tin, được hỗ trợ, hướng dẫn thực hiện việc nộp thuế. Thực hiện nghĩa vụ đăng kí thuế, sử dụng mã số thuế theo quy định của pháp luật; nghĩa vụ khai thuế chính xác, trung thực, đầy đủ và nộp tiền thuế đầy đủ, đúng thời hạn.
- Ngoài các quyền, nghĩa vụ đã thực hiện, anh D còn có các quyền, nghĩa vụ khác về nộp thuế như:
+ Quyền được giữ bí mật thông tin, trừ các thông tin phải cung cấp cho cơ quan thuế;
+ Quyền được hưởng các ưu đãi về thuế, hoàn thuế theo quy định của pháp luật về thuế;
+ Quyền được tố cáo những hành vi vi phạm pháp luật về nộp thuế;
+ Quyền yêu cầu cơ quan quản lí thuế giải thích về việc tính thuế, ấn định thuế;
+ Quyền kí hợp đồng với tổ chức kinh doanh dịch vụ làm thủ tục về thuế, đại lí làm thủ tục hải quan để thực hiện dịch vụ đại lí thuế, đại lí làm thủ tục hải quan;
+ Nghĩa vụ chấp hành quyết định kiểm tra, thanh tra thuế; nghĩa vụ tôn trọng các quyền về nộp thuế của người khác;....
2/
- Trong trường hợp 2, ông A đã vi phạm nghĩa vụ khai thuế chính xác, trung thực, đầy đủ và nghĩa vụ sử dụng hoá đơn theo đúng quy định của pháp luật của người nộp thuế, vì theo quy định của pháp luật, người nộp thuế có trách nhiệm phải khai thuế chính xác, trung thực, đầy đủ và sử dụng hoá đơn, chứng từ theo đúng quy định. Tuy nhiên, ông A đã cố tình chỉ đạo cấp dưới lập khống hợp đồng kinh tế, ghi sai giá trị trên hoá đơn giá trị gia tăng và khai thuế thấp hơn so với thực tế để nhằm mục đích trốn thuế.
- Hành vi của ông A có thể gây ra những hậu quả như: gây thất thoát cho ngân sách nhà nước; khiến ông A phải chịu trách nhiệm pháp lí tương ứng;...