Đề kiểm tra 15 phút

Thanh ngan Nguyen thi

1. Trình bày vòng đời của sán lá gan và biện pháp phòng tránh

2. Nêu cấu tạo của vỏ trai và cơ thể trai

3.Ở địa phương em có biện pháp nào để phòng chống sâu bọ có hại nhưng oan toán môi trường

4.Trình bày cấu tạo của sán lá gan thích nghi với lồi sống ký sinh và cách dinh dưởng của nó để thích nghi với lối sống

5.Ngọc trai được hình thành như thế nào ? Ứng dụng để nuôi trai lấy ngọc

6.So với tôm sông thì cấu tạo trong của châu chấu có thêm những bộ phận nào

Chỉ em với 😫😓😓

Tường Thị Thảo Vân
10 tháng 12 2018 lúc 12:40

C1.Vòng đời của sán lá gan là:

- Sán lá gan trưởng thành -> Trứng (gặp nước) -> Ấu trùng có lông -> Ấu trừng (kí sinh trong ốc ruộng) -> Ấu trùng có đuôi (môi trường nước) -> Kết kén (bám vào rau bèo) -> Sán lá gan (kí sinh trong gan mật trâu bò).

-Biện pháp phòng tránh: - Tuyên truyền giáo dục sức khỏe: về tác hại và đường lây truyền của bệnh sán lá gan lớn và sán lá gan nhỏ; không ăn cá chưa nấu chín như gỏi cá, cá rán hoặc nấu chưa chín dưới mọi hình thức nào; không ăn rau sống mọc dưới nước, không uống nước lã, không ăn gan sống.
- Vệ sinh phòng bệnh: ăn chín, uống chín, không dùng phân người nuôi cá, không phóng uế bừa bãi xuống các nguồn nước.

C2. Hình dạng, cấu tạo. Vỏ trai có: 2 mảnh, dây chằng, 2 cơ khép vỏ.Vỏ trai gồm 3 lớp: lớp sừng, lớp đá vôi, lớp xà cừ. ... Dưới vỏ là áo trai: Mặt ngoài của áo trai tiết ra tạo thành lớp đá vôi.

C3.

Các biện pháp phòng chống sâu bọ ở địa phương: Biện pháp phòng chống sâu bọ có hại mà an toàn cho môi trường là phải bảo vệ sâu bọ có ích, dùng biện pháp cơ giới đế diệt sâu bọ có hại hoặc dùng thiên địch, hạn chế sử dụng thuốc trừ sâu độc hại. Ví dụ: dùng bẫy đèn để bắt các loại sâu rầy hại mùa màng; nuôi ong mắt đô để diệt sâu đục thân; trồng hoa trong ruộng lúa để hạn chế sâu hại do có các loài ong.
Bình luận (0)
Tường Thị Thảo Vân
10 tháng 12 2018 lúc 12:49

C4:

+ Cơ thể dẹp, hình lá,

+ Mắt lông bơi tiêu giảm

+ Các giác bám phát triển, có 2 giác bám bám vào nội tạng vật chủ. + Cơ thể có lớp cơ dọc, cơ vòng và cơ lưng bụng phát triển nên có thể chun dãn, phồng dẹp cơ thể để chui luồn trong môi trường kí sinh. + Hầu có cơ khoẻ giúp miệng hút chất dinh dưỡng nuôi cơ thể. C5: Ngọc trai đc hình thành là: Thành phần ngọc trai tự nhiên chủ yếu là xà cừ. Người ta cho rằng ngọc trai tự nhiên tạo ra do những điều kiện tình cờ khi có một vật lạ nhỏ bên ngoài hoặc hạt cát chui vào bên trong con sò, trai và nằm luôn trong đó. Bị kích thích bởi vật lạ này, con trai tạo ra một lớp xà cừ bao bọc lấy hạt cát xâm nhập đó. Quá trình này lặp đi lặp lại nhiều năm và tạo ra viên ngọc. C6: Cấu tạo ngoài của tôm sông:

_Cơ thể tôm sông gồm 2 phần: phần đầu - ngực, phần bụng

_Vỏ: +Cấu tạo bằng kitin ngấm thêm canxi làm cho vỏ cứng để che chở và là chỗ bám cho các hệ cơ phát triển

+Thành phần vỏ chứa sắc tố làm cho tôm có màu sắc của môi trường

_Các phần phụ và chức năng:

+Phần đầu - ngực:

.Mắt kép và 2 đôi râu: địng hướng, phát hiện mồi

.Các chân hàm: giữ và xử lí mồi

.Các chân ngực: bắt mồi và bò

+Phần bụng:

.Chân bụng: bơi, giữ thăng bằng và ôm trứng đối với con cái

.Tấm lái: lái và giúp tôm bơi giật lùi

Cấu tạo ngoài của châu chấu:

Cơ thể chia làm 3 phần:

_Phần đầu: râu, mắt kép, cơ quan miệng

_Phần ngực: 3 đôi chân, 2 đôi cánh

_Phần bụng: nhiều đốt, mỗi đốt có 1 đôi lỗ thở
Bình luận (0)

Các câu hỏi tương tự
nguyen cham hoi
Xem chi tiết
Thanh ngan Nguyen thi
Xem chi tiết
Nguyễn Thị Cao Vân
Xem chi tiết
Vũ linh chi
Xem chi tiết
Nguyễn Thị Cao Vân
Xem chi tiết
nguyễn đức thiện anh
Xem chi tiết
Nguyên Đăng
Xem chi tiết
Anh Nguyễn Phú
Xem chi tiết
Anh Nguyễn Phú
Xem chi tiết