Ý 1:
Những loài đang bị suy giảm về số lượng: báo đốm, đười ươi, voi, khỉ đột, cá heo, loài nai Java, hươu đồng lầy Nam Mỹ, tê giác hai sừng, bò xám, heo vòi, cầy rái cá, cá sấu hoa cà, hươu sao Việt, hổ, tê tê, trâu rừng, dê núi, cầy, chồn, khỉ, voọc...
- Nguyên nhân chủ yếu do săn bắn, nuôi nhốt các loài; rừng bị tàn phá nghiêm trọng dẫn đến môi trường sống của chúng bị phá hủy.
- Biện pháp: bảo tồn và phát triển bền vững các loài sinh vật, bảo tồn và phát triển bền vững nguồn tài nguyên di truyền, tuyên truyền việc thực hiện không buôn bán, tiêu thụ bất hợp pháp động vật, thực vật hoang dã. Khuyến khích, động viên nhân dân tham gia phát hiện, ngăn chặn nạn vận chuyển, buôn bán, tiêu thụ bất hợp pháp động vật, thực vật hoang dã; các cơ quan chức năng tăng cường công tác kiểm tra, phát hiện và xử lý các vụ vi phạm xảy ra.
Ý 2:
Một số biện pháp bảo tồn đa dạng sinh học đang được thực hiện ở địa phương:
- Thành lập vườn quốc gia.
- Tuyên truyền nâng cao ý thức của người dân về bảo tồn đa dạng sinh học.
- Thường xuyên tổ chức các hoạt động trồng cây, dọn vệ sinh môi trường.
- Cấm và phạt các hành vi nuôi nhốt, mua bán động vật, các sản phẩm từ động vật hoang dã.
Ý 3:
Một số hành động em có thể làm để góp phần bảo tồn đa dạng sinh học:
- Tham gia trồng nhiều cây xanh, giữ gìn vệ sinh môi trường sạch sẽ.
- Tuyên truyền cho người thân, bạn bè, người xung quanh vai trò của bảo tồn đa dạng sinh học.
- Khi gặp các hành vi buôn bán, nuôi nhốt động vật và các sản phẩm từ động vật hoang dã cần báo ngay cho chính quyền qua các đường dây nóng.