1. Tiến trình hình thành và phát triển thành viên của Hiệp hội Đông Nam Á diễn ra như thế nào ? Mục tiêu hợp tác của các nước ASEAN thay đổi qua các thời gian.
2. Hãy nêu những bằng chứng cho thấy Việt Nam là một trong những quốc gia tiêu biểu cho bản sắc thiên nhiên, văn hóa, lịch sử của khu vực Đông Nam Á.
3. Chứng minh rằng nước ta nằm ở trung tâm các nước Đông Nam Á , là cầu nối các nước Đông Nam Á đất liền với các nước Đông Nam Á hải đảo.
4. Hãy cho biết các nước Đông Nam Á có những điều kiện thuận lợi, những khó khăn trở ngại nào để hợp tác cùng phát triển ?
5. Em hãy nêu một số biểu hiện của sự hợp tác kinh tế - xã hội giữa các nước ASEAN.
6. Hãy nêu một số thành tựu về kinh tế - xã hội và những thách thức của ASEAN.
7. Phân tích những thuận lợi và khó khăn mà Việt Nam gặp phải khi gia nhập ASEAN.
8.Em hãy nêu một số thành tựu nổi bật của nền kinh tế xã hội nước ta trong thời gian qua.
9.Vị trí địa lí và hình dạng lãnh thổ nước ta có những thuận lợi và khó khăn gì cho công cuộc xây dựng và bảo vệ tổ quốc ta hiện nay ?
2/
Thiên nhiên: nước ta mang đậm tính chất nhiệt đới gió mùa ẩm của khu vực.
-Văn hóa: nước ta có nền văn minh lúa nước, tôn giáo, nghê thuật, kiến trúc và ngôn ngữ gắn bó với các nước trong khu vực.
-Lịch sử: Việt Nam là lá cờ đầu trong khu vực về chống thực dân Pháp, phát xít Nhật và đế quốc Mĩ giành độc lập dân tộc.
4/
Những điều kiện thuận lợi giúp các nước Đông Nam Á hợp tác phát triển kinh tế:
Vị trí gần gũi, đường giao thông về cơ bản là thuận lợi. Truyền thống văn hóa, sản xuất có nhiều nét tương đồng. Lịch sử đấu tranh, xây dựng đất nước có những điểm giống nhau, con người dễ hợp tác với nhau. Có nhiều nguồn tài nguyên thiên nhiên3/
+ VỊ trí nội chí tuyến,gần với trung tâm Đông Nam Á
+ Biển Đông giáp với nhiều quốc gia
+ Vị trí cầu nối giữa đất liền và biển => là cầu nối giữa các nước Đông Nam Á lục địa là Đông Nam Á hải đảo
=> Nước ta nằm ở trung tâm các nước Đông Nam Á và là cầu nối giữa các nước Đông Nam Á lục địa là Đông Nam Á hải đảo
8/
Công cuộc đổi mới kinh tế xã hội nước ta được triển khai từ năm 1986, đến nay đã đạt được thành tựu to lớn, toàn diện.
- Nền kinh tế - xã hội đã thoát khỏi tình trạng khủng hoảng kéo dài nhiều năm đế đi vào thế ổn định.
- Tăng trưởng kinh tế khá cao.
- Cơ cấu kinh tế thay đổi, giảm tỉ trọng đóng góp của nông nghiệp, tăng tỉ trọng đóng góp của công nghiệp trong tổng sản phẩm trong nước.
- Nông nghiệp: Đã đảm bảo vững chắc an ninh lương thực, tạo nhiều sản phẩm nông nghiệp xuất khẩu, đã hình thành các vùng chuyên canh.
- Công nghiệp: đã hình thành các ngành trọng điểm, các khu công nghiệp, khu chế xuất.
- Dịch vụ: ngày càng đa dạng, phát triển nhanh, phục vụ nhu cầu đời sống trong nước.
- Nền kinh tế nhiều thành phần được xác lập.
- Đời sống nhân dân được nâng lên rõ rệt.
9/
Thuận lợi:
Phát triển nhều ngành kinh tế khác nhau ( công nghiệp, nông nghiệp, ngư nghiệp, du lịch…) Hội nhập và giao lưu dễ dàng với các nước Đông Nam Á và thế giới trong xu hướng quốc tế hóa và toàn cầu hóa nền kinh tế thế giới.Khó khăn:
Luôn phải phòng chống thiên tai, bão, sóng biển, cháy rừng… Bảo lệ lãnh thổ cả vùng biển, vùng trời và đảo xa…trước nguy cơ bị kẻ thù lăm le xâm chiếm.