Chương II- Nhiệt học

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Ngô Thanh Xuân Phương

1. thế nào là sự nóng chảy, sự đông đặc? em hãy cho 1 ví dụ về sự nóng chảy, đông đặc?

2. trong suốt thời gian nóng chảy hay đông đặc, nhiệt độ của các chất như thế nào?

3.thế nào là sự bay hơi ,sự ngưng tụ? em hãy cho một ví dụ về sự bay hơi, sự ngưng tụ?

4. sự bay hơi phụ thuộc vào những yếu tố nào?

5. tại sao khi sấy tóc lại làm cho tóc mau khô?

6. tại sao khi trồng mía, trồng chuối người ta thường phạt bớt lá?

7. hãy giải thích sự tạo thành sương mù đọng trên là cây vào ban đêm

8. tại sao khi rót nước nóng vào cốc thủy tinh dày thì dễ vỡ hơn khi rót nước nóng vào cốc thủy tinh mỏng?

9. đồng nóng cháy ở 10830C. vậy đồng sẽ đông đặc ở nhiệt độ bao nhiêu? tại sao?

Vo Thi Minh Dao
12 tháng 4 2017 lúc 9:29

1 / su chuyen tu the ran sang the long goi la su nong chay

vd : dot 1 cay nen dang o the ran , nhiet do cang tang lam cho cay nen chuyen sang the long

su chuyen tu the long sang the ran goi la su dong dac

vd ; do nuoc 1 vao cai khung roi bo vao tu lanh , nhiet do cang giam xuong lam cho khung nuoc chuyen sang the ran

Vo Thi Minh Dao
12 tháng 4 2017 lúc 9:30

2/ nhiet do cua cac chat ko thay doi

Cô Bé Mắt Nai
2 tháng 5 2017 lúc 16:09

1) - sự chuyển từ thể lỏng gọi là sự nóng chảy. sự chuyển từ thể lỏng sang thể rắn gọi là sự đông đặc.

- phần lớn các chất nóng chảy (hay đông đặc) ở 1 nhiệt độ xác định. nhiệt độ đó gọi là nhiệt độ nóng chảy. nhiệt độ nóng chảy của các chất khác nhau thì khác nhau.

VD(sự nóng chảy): đốt một cay nến ở thể rắn, nhiệt độ tăng làm cho cây nến chuyển sang thể lỏng.

VD(sự đông đặc): đổ nước vào một cái khung rồi bỏ vào tủ lạnh, nhiệt độ giảm làm cho nước trong khung biến thành đá.

2) trong thời gian nóng chảy( hay đông đặc) nhiệt độ của vật không thay đổi.

3) - sự chuyển từ thể lỏng sang thể hơi gọi là sự bay hơi

- sự chuyển từ thể hơi sang thể lỏng gọi là sự ngưng tụ

VD(sự bay hơi): nước trong sông, hồ,... đang đầy, sau những ngày nắng nóng làm nước ở sông, hồ,... cạn đi.

VD(sự ngưng tụ): vào ban đêm, hơi nước trong không khí gặp lạnh ngưng tụ thành những giọt sương động trên lá.

4) tốc độ bay hơi của chất lỏng phụ thuộc vào gió, nhiệt độ, diện tích mặt thoáng của chất lỏng.

5)sấy tóc làm tăng nhiệt độ của nước đọng ở tóc đồng thời máy sấy còn tạo ra gió nên nước đọng ở tóc bay hơi nhanh hơn và tóc sẽ mau khô.

6)để làm giảm bớt sự bay hơi làm cây ít bị mất nước hơn

7)hơi nước trong không khí ban đêm gặp lạnh, ngưng tụ thành các giọt sương đọng trên lá.

8)vì cốc thủy tinh dày dãn nở không đều do sự chênh lếch nhiệt độ giữa thành trong và thành ngoài của cốc.

9) đồng đông đặc ở nhiết độ 1083 độ C vì phần lớn các chất nóng chảy (hay đông đặc) ở một nhiệt độ xác định.

Đặng Trần Tây Thi
2 tháng 5 2017 lúc 16:24

1, 2, 3 xem Ghi nhớ Sgk Vật lý 6.

3) VD: Sự bay hơi: Bơm nước biển vào thửa ruộng dưới trời nắng nóng sẽ bay hơi thành muối.

Sự ngưng tụ: Ban đêm, ko khí lạnh hơn ban ngày nên hơi nước ngưng tụ thành những hạt sương.

4) Xem Sgk trang 81 phần Rút ra nhận xét.

5) Vì khi sấy, máy sấy cung cấp nhiệt độ cao, tạo ra gió và tăng diện tích mặt thoáng của tóc nên tóc mau khô.

6) Vì để giảm diện tích mặt thoáng của lá tiếp xúc với ko khí=> hạn chế sự bay hơi nước của cây.

8) Vì: khi rót nước nóng vào cốc thủy tinh dày thì lớp trong tiếp xúc với nước nóng trước, lớp ngoài tiếp xúc sau nên dãn nở ko đồng đều=> cốc vỡ; còn cốc mỏng khi tiếp xúc với nước nóng thì tiếp xúc đều=> cốc ko vỡ.

9) Đồng sẽ đông đặc ở 10830C. Vì nhiệt độ nóng chảy= nhiệt độ đông đặc (hay nóng chảy ở nhiệt độ nào thì đông dặc ở nhiệt độ đó).

Nếu đúng thì tick cho mik nha bn.


Các câu hỏi tương tự
Hà Như Thuỷ
Xem chi tiết
Maria
Xem chi tiết
Kiên NT
Xem chi tiết
Nguyễn Thị Ngọc Hiền
Xem chi tiết
Huyền Vũ
Xem chi tiết
Đạt Brainy
Xem chi tiết
Trần Nghiên Hy
Xem chi tiết
Mai Thị Quỳnh Nga
Xem chi tiết
trinh bich ngoc
Xem chi tiết