Ôn tập chương Vẽ kĩ thuật

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
thanh nguyễn hữu

1-      Thế nào là bản vẽ kỹ thuật?

2-      Bản vẽ kỹ thuật có vai trò gì trong sản xuất và đời sống?

3-      Thế nào là hình chiếu của vật thể?

4-      Tên gọi và vị trí các hình chiếu ở trên bản vẽ như thế nào?

5-      Hình trụ, hình nón, hình cầu được tạo ra như thế nào? Các hình chiếu của hình cầu có đặc điểm gì?

6-      Thế nào là hình cắt? Hình cắt dùng để làm gì?

7-      Thế nào là bản vẽ chi tiết? Bản vẽ chi tiết dùng để làm gì? Hãy nêu trình tự đọc bản vẽ chi tiết?

8-      Ren dùng để làm gi? Quy ước vẽ ren trục và ren lỗ khác nhau như thế nào?

9-      Bản vẽ lắp là gì? Bản vẽ lắp dùng để làm gì? Trình tự đọc bản vẽ lắp?

10-  Hãy nêu các tính chất cơ bản của vật liệu cơ khí. Tính công nghệ có ý nghĩa gì trong sản xuất?

11-  Hãy phân biệt sự khác nhau cơ bản giữa kim loại và phi kim loại, giữa kim loại đen và kim loại màu.

12-  Có mấy loại dụng cụ đo và kiểm tra? Nêu cách sử dụng các dụng cụ tháo lắp và kẹp chặt?

HẾT

Mình đang cần gấp ạ ! Đề ôn thi kt giữa HK ! Cảm ơn trước nha !

Bà ngoại nghèo khó
3 tháng 11 2021 lúc 13:05

Tham khảo

1. Bản vẽ kĩ thuật (bản vẽ) trình bày các thông tin kĩ thuật của sản phẩm dưới dạng các hình vẽ và các kí hiệu, theo các qui tắc thống nhất và thường theo tỉ lệ.

2.

* Vai trò của bản vẽ kĩ thuật trong sản xuất: dùng để thiết kế, chế tạo, thi công, lắp ráp, trao đổi, sữa chữa, kiểm tra,…

* Vai trò của bản vẽ kĩ thuật trong đời sống: Giúp người tiêu dùng sử dụng sản phẩm có hiệu quả và an toàn

3. Hình chiếu là hình được “in lên” các mặt phẳng chiếu: 2 mặt chiếu đứng (trước – sau), 2 chiếu bằng (trên – dưới”, 2 mặt chiếu cạnh (phải – trái). Như vậy, các mặt phẳng chiếu chính tương tự như 6 diện hộp triển khai. Đây là trường hợp đầy đủ. Trong thực tế, số lượng mặt phẳng chiếu được lựa chọn để trình bày tùy theo vật thể cụ thể tùy theo yêu cầu “cần – đủ”.

4.

+ Hình chiếu đứng: ở góc trái bản vẽ.

+ Hình chiếu bằng: ở dưới hình chiếu đứng.

+ Hình chiếu cạnh ở bên phải hình chiếu đứng.

5.

Hình cầu được tạo thành khi quay nửa hình tròn một vòng quanh đường kính cố định, ta được hình cầu

Hình chiếu đứng , hình chiếu bằng là hình tròn

6

 Hình cắt là hình biểu diễn phần vật thể ở sau mặt phẳng cắt.

Hình cắt dùng để biểu diễn rõ hơn hình dạng bên trong của vật thể.

7.

Bản vẽ chi tiết là một phương tiện thông tin dùng trong sản xuất và đời sống. Bản vẽ chi tiết có:

Hình biểu diễn gồm hình cắt (ở vị trí hình chiếu đứng) và hình chiếu cạnh.Hai hình chiếu ấy diễn tả hình dạng bên trong và bên ngoài của vật thể.

Kích thước có kích thước chung và kích thước riêng.

Yêu cầu kĩ thuật gồm chỉ dẫn về gia công, xử lí bề mặt. 

Khung tên gồm tên gọi chi tiết máy, vật liệu, tỉ lệ, kí hiệu bản vẽ, cơ sở thiết kế.

Bản vẽ chi tiết dùng để chế tạo và kiểm tra chi tiết máy, dùng trong lao động, chế tạo , lắp ráp ,thi công vận hành 

– Gồm 5 bước:

1. Khung tên.

2. Hình biểu diễn.

3. Kích thước.

 

4. Yêu cầu kĩ thuật.

5. Tổng hợp.

Tên gọi chi tiết : ống lót.

Vật liệu: thép

Tỉ lệ: 1:1

8. 

- Ren dùng để ghép nối hay truyền lực, ren dùng để lắp ghép các chi tiết máy lại với nhau

- Một số ren là: Đuôi bóng đèn, ghế xoay, đinh vít, đai ốc,..

- Ren trục và ren lỗ khác nhau như:

+ Với ren trục thì đỉnh ren ở ngoài ( nó tiếp xúc với không khí) và chân ren bên trong

+ Với ren lỗ thì đỉnh ở trong và chân ren ở bên ngoài ( phần này tiếp xúc với không khí )

9. 

Bản vẽ lắp diễn tả hình dạng,kết cấu của một sản phẩm và vị trí tương quan giữa các chi tiết. 

Bản vẽ lắp là tài liệu kĩ thuật chủ yếu dùng trong thiết kế, lắp ráp và sử dụng sản phẩm.

Công dụng: bản vẽ lắp dùng để lắp ráp các chi tiết.

Trình tự

Khung tên

Bảng kê

Hình biểu diễn

Kích thước

Phân tích chi tiết

Tổng hợp

10.

– Tính chất cơ học: Tính cứng, tính dẻo, tính bền,…

– Tính chất vật lí: Nhiệt độ nóng chảy, tính dẫn điện, dẫn nhiệt, khối lượng riêng,…

– Tính chất hoá học: Tính chịu axít, muối, tính chống ăn mòn,…

– Tính chất công nghệ: Tính đúc, tính hàn, tính rèn, khả năng gia công cắt gọt,…

* Ý nghĩa của tính công nghệ trong sản xuất: dựa vào tính công nghệ để lựa chọn phương pháp gia công hợp lí, đảm bảo năng suất và chất lượng

11. 

Kim loại dễ bị ăn mòn bởi muối, axít, dễ bị ôxi hóa… dễ bị ảnh hưởng bởi tác động của môi trường hơn so với phi kim loại ; khối lượng riêng thường lớn hơn phi kim loại, tính cứng cao hơn…

Kim loại đen: thành phần chủ yếu là Fe và C: gang, thép. Kim loại màu: hầu hêt các kim loại còn lại: đồng, nhôm… So với gang, thép thì đồng, nhôm kém cứng hơn, dẻo hơn, dễ biến dạng hơn, “nhẹ” hơn, không giòn như gang… 

12.

* Có 2 loại dụng cụ đo và kiểm tra là:

+ Thước đo chiều dài gồm:

- Thước lá: Dùng để đo độ dài của chi tiết hoặc xác định kích thước của sản phẩm

- Thước cuộn: Dùng để đo kích thước lớn

- Thước cặp: Dùng để đo đường kính trong, đường kính ngoài và chiều sâu lỗ.. với những kích thước không lớn lắm

+ Thước đo góc:

- Êke, ke vuông: Dùng để đo các góc vuông

- Thước đo góc vạn năng: Dùng để xác định trị số thực của một góc bất kì

* Thước cặp có cấu tạo gồm gồm cán, mỏ, khung động và vít hàm, thang đo độ chính xác, thang đo sâu, thang chia độ của du xích. 

Cách sử dụng

Mỏ lết: Để lắp các chi tiết, đặt phần mở của mỏ lết vào đai ốc điều chỉnh cho vừa  sau đó vặn vít thuận chiều kim đồng hồ (đối với vít ren xoắn phải), để tháo vặn ngược chiều kim đồng hồ
Cờ lê: Để lắp các chi tiết, đặt cờ lê vào đai ốc, quay cờ lê thuận chiều kim đồng hồ (đối với vít ren xoắn phải), để tháo quay cờ lê ngược chiều kim đồng hồ 
Tua vít: Để lắp các chi tiết, đặt tua vít vào rãnh của mũ vít, quay cán tua vít thuận chiều kim đồng hồ (đối với vít ren xoắn phải), các chi tiết được lắp chặt, để tháo quay cán tua vít ngược chiều kim đồng hồ

Kìm: Tác động lực của tay vào 2 gọng kìm

Êtô: 

- Quay tay quay để mở rộng hoặc thu hẹp khẩu độ giữa má động và má tĩnh vừa với kích thước của vật cần gia công. Sau khi đặt vật cần gia công vào giữa hai má, quay tay quay thuận chiều kim đồng hồ để má động tiến vào má tĩnh, vật được kẹp chặt.

- Để tháo vật ra, quay tay quay ngược chiều kim đồng hồ, má động lùi xa má tĩnh.

 

 


Các câu hỏi tương tự
bé mèo
Xem chi tiết
misha
Xem chi tiết
misha
Xem chi tiết
misha
Xem chi tiết
misha
Xem chi tiết
misha
Xem chi tiết
Dấu tên
Xem chi tiết
31:Nguyễn lê Anh Tuấn Lớ...
Xem chi tiết
nasa
Xem chi tiết
misha
Xem chi tiết