1Bệnh kiết lỵ là tình trạng nhiễm trùng ở ruột già do Entamoeba histolyca hoặc do vi khuẩn Shigella. Hầu hết nhiễm trùng ở dạng mang mầm bệnh không triệu chứng, một số biểu hiện ở dạng tiêu chảy nhẹ kéo dài, hoặc trầm trọng hơn là lỵ tối cấp. Biểu hiện lâm sàng ngoài ruột thường là áp xe gan, có thể vỡ vào màng bụng, màng phổi, màng ngoài tim.
2Đó là do cơ chế điều hòa thân nhiệt. Lúc bắt đầu sốt, các thụ cảm thể nhiệt nhận thân nhiệt là thấp, do đáp ứng về mặt sinh lý nên người ta cảm thấy như bị lạnh. Sinh nhiệt gia tăng nhờ run rẩy và mất nhiệt giảm đi do co mạch. Chính vì vậy cảm giác ớn lạnh hoặc rét run là những nét đặc trưng khi sốt bắt đầu, trái lại khi nguyên nhân gây sốt bị loại bỏ thì thân nhiệt trở lại bình thường và đáp ứng của người bệnh là cảm giác ấm. Ngoài ra khi sốt, các chất trung gian hóa họa tác động lên hệ thần kinh giao cảm và phó giao cảm gây ra phản xạ giãn mạch, vã mồ hôi tạo nên cảm giác nóng lạnh.
3Chiều dài của muỗi bằng chiều dài của vòi, trên cánh muỗi có các vẩy đen trắng, muỗi đậu chếch một góc 45o so với giá thể. Anopheles culicifacies một loài truyền bệnh ở Nam Á là một ngoại lệ, khi muỗi đậu thân gần như song song với giá thể. Trứng Anopheles được đẻ từng chiếc, trứng có hai phao ở hai bên, nổi trên mặt nước cho tới khi nở.
4 Cách Phòng Tránh: nằm màn, phun thuốc diệt muỗi, ko để ao tù nước đọng, làm vệ sinh nhà cửa....
chả biết có đúng ko làm bừa cho có thôi
1.Vì khi bị bệnh kiết lị, trùng kiết lị đã khoét thành ruột để ăn hồng cầu nên sẽ bị mất máu, chỗ máu đó theo đường thải ra nên khi đi ngoài mới có máu.
2.Vì khi gặp 1 vi khuẩn nào đấy, cơ thể sẽ phản ứng bằng cách nóng lên để diệt con vi khuẩn ấy.
3.Muỗi anophen : nơi sống : trên các vùng núi cao.
Muỗi thường: nơi sống : ở khắp mọi nơi.
4. Ngủ mùng, khai hoang bụi rậm, diệt muỗi, lăng quăng, bọ gậy, thả cá vàng vào ao, chum, vại, hồ và các nơi co nước đọng, khi bị bệnh phải khám và uống thuốc theo chỉ định của bác sĩ.