Chương I- Quang học

Tiểu thư tinh nghịch

1. Ta nhìn thấy ánh sáng khi nào?

2. Thế nào là chùm sáng song song, hội tụ, phân kì?

3. Phát biểu định luật phản xạ ánh sáng?

4. Nêu tính chất ảnh của vật tạo bởi:

a. gương phẳng

b. gương cầu lõm

c. gương cầu lồi

5. Nguồn sáng là gì? Cho ví dụ?

6. Phát biểu định luật truyền thẳng của ánh sáng.

7. Nhật thực là gì? Khi xảy ra nhật thực vùng nào trên trái đất có hiện tượng nhật thực toàn phần?

8. Hứng mặt phản xạ của gương cầu lõm về phía ánh sáng mặt trời ta thu được chùm tia phản xạ là hội tụ hay phân kì? Vì sao?

HELP ME! Mk cần gấpkhocroigianroioho

em mèo của gấu
17 tháng 10 2017 lúc 20:17

khi ánh sáng truyền đến mắt của ta

Bình luận (0)
Nguyễn Anh Thư
17 tháng 10 2017 lúc 20:35

1. Ta nhaanj biết được ánh sáng khi có ánh sáng truyền vào mắt ta

2. Chùm sáng song song: gồm các tia sáng k giao nhau trên đường truyền của chúng

- Chùm sáng hội tụ: gồm các tia sáng giao nhau trên đường truyền của chúng

- Chùm sáng phân kỳ: gồm các tia sngs loe rộng ra trên đường truyền của chúng

3. Định luật phản xạ ánh sáng là:

- Tia phản xạ nằm trong mặt phẳng chứa tia tới và pháp tuyến của gương ở điểm tới

- Góc phản xạ bằng góc tới

4.

a) Gương phẳng: Ảnh ảo tạo bởi gương phẳng không hứng được trên màn chắn và lớn bằng vật

b) Gương cầu lõm: Ảnh ảo tạo bởi gương cầu lõm lớn hơn vật

c) Gương cầu lồi: Ảnh ảo tạo bởi gương cầu lồi nhỏ hơn vật

5. Nguồn sáng là những vật tự nó phát ra ánh sáng

VD: mặt trời; đom đóm; đèn pin;...

6. Định luật truyền thẳng ánh sáng:

Trong môi trường trong suốt và đồng tính ánh sáng truyền đi theo đường thẳng

7. Nhật thực toàn phần (hay 1 phần) quan sát được ở chỗ có bóng tối (hay bóng nửa tối) của mặt trăng trên rái đất

Bình luận (0)
Trà Giang
17 tháng 10 2017 lúc 20:36

1.

Ta nhận biết được ánh sáng khi có ánh sáng đi vào mắt ta.
2.

-Chùm sáng song song là các tia sáng song song với nhau.
-Chùm sáng hội tụ là các tia sáng hội tụ tại 1 điểm.
-Chùm sáng phân kì là các tia sáng không hội tụ tại 1 điểm nào và các tia sáng không song song với nhau.

3.

+ Định luật phản xạ ánh sáng:

- Tia phản xạ nằm trong mặt phẳng chứa tia tới và pháp tuyến của gương ở điểm tới.

- Góc phản xạ bằng góc tới.

4.a.

+ Ảnh ảo tạo bởi gương phẳng không hứng được trên màn chắn và lớn bằng vật.

+ Khoảng cách từ một điểm của vật đến gương phẳng bằng khoảng cách từ ảnh của điểm đó đến gương.

+ Các tia sáng từ điểm S tới gương phẳng cho tia phản xạ có đường kéo dài đi qua ảnh ảo S'.

b.

-Gương cầu lõm cho ta ảnh ảo, cùng chiều, lớn hơn vật khi khoảng cách từ vật đến gương nhỏ hơn khoảng cách từ tiêu điểm đến gương. (d < f)

-Gương cầu lõm cho ta ảnh thật, ngược chiều vật trên màn chắn trước gương và lớn hơn vật khi vật nằm ở khoảng giữa tâm của gương và tiêu điểm (f < d < 2f).

-Gương cầu lõm cho ta ảnh thật và ngược chiều vật trên màn chắn trước gương và nhỏ hơn vật khi khoảng cách từ vật đến gương lớn hơn khoảng cách từ tâm của gương đến gương (d > 2f)

c.

-Gương cầu lồi luôn cho ta ảnh ảo, cùng chiều và nhỏ hơn vật vì cả tiêu điểm (F) và tâm của gương (O) đều nằm khác phía với ảnh thật. Ảnh càng lớn nếu vật đặt càng gần bề mặt phản xạ và tiến tới xấp xỉ bằng kích thích của vật khi vật tiến sát bề mặt phản xạ.

5.

-Vật sáng là nguồn sáng và những vật hắt lại ánh sáng chiếu vào nó.
VD: Mặt Trăng, Cái Bàn, Cái Ghế,...

6.

Trong môi trường trong suốt và đồng tính, ánh sáng truyền theo đường thẳng.

7.

Nhật thực xảy ra khi Mặt Trăng đi qua giữa Trái Đất và Mặt Trời và quan sát từ Trái Đất, lúc đó Mặt Trăng che khuất hoàn toàn hay một phần Mặt Trời. Điều này chỉ có thể xảy ra tại thời điểm sóc trăng non khi nhìn từ Trái Đất, lúc Mặt Trời bị Mặt Trăng che khuất và bóng của Mặt Trăng phủ lên Trái Đất.[1][2] Trong lúc nhật thực toàn phần, đĩa Mặt Trời bị che khuất hoàn toàn. Với nhật thực một phần hoặc hình khuyên, đĩa Mặt Trời chỉ bị che khuất một phần.

Nếu Mặt Trăng có quỹ đạo tròn hoàn hảo, gần hơn Trái Đất một chút, và trong cùng mặt phẳng quỹ đạo, sẽ có nhật thực toàn phần xảy ra mỗi lần trong một tháng. Tuy nhiên, quỹ đạo của Mặt Trăng nghiêng hơn 5° so với mặt phẳng quỹ đạo của Trái Đất quanh Mặt Trời (xem mặt phẳng hoàng đạo), do vậy bóng của Mặt Trăng lúc trăng non thường không chiếu lên Trái Đất. Để hiện tượng nhật thực cũng như nguyệt thực xảy ra, Mặt Trăng phải đi qua mặt phẳng quỹ đạo của Trái Đất. Hơn nữa, quỹ đạo của Mặt Trăng có hình elip, và nó thường ở đủ xa Trái Đất khiến cho kích cỡ biểu kiến của nó không đủ lớn để che khuất hoàn toàn Mặt Trời lúc nhật thực. Mặt phẳng quỹ đạo của Mặt Trăng và của Trái Đất mỗi năm cắt nhau tại các điểm nút lên và nút xuống của quỹ đạo; và có ít nhất là 2 và nhiều nhất là 5 lần nhật thực xảy ra trong một năm, cũng không thể có nhiều hơn hai lần nhật thực toàn phần trong cùng một năm.[3][4] Tuy nhiên, tại một nơi cụ thể trên Trái Đất, hiện tượng nhật thực toàn phần xảy ra là rất hiếm bởi vì bóng của Mặt Trăng trong lúc hiện tượng này xảy ra đổ lên Trái Đất theo một dải hẹp và trong thời gian ngắn, với lần lâu nhất khoảng 7 phút (nhật thực toàn phần ngày 20 tháng 7 năm 1955).[4]

8.

( Cái này thì mình cx chịu gianroi)

Dùng sao cx chúc bạn học tốt ^^

Bình luận (2)
leducthien
17 tháng 10 2017 lúc 20:53

8.

Là hội tụ.Vì gương cầu lõm có thể biến đổi 1 chùm tia sáng song^2 thành chùm tia phản xạ hội tụ,từ 1chùm tia sáng phân kì hay hội tụ thành 1 tia phản xạ song^2,từ chùm tia sáng phân kì thành chùm tia phản xạ hội tụ hay từ chùm tia sáng hội tụ thành chùm tia phản xạ phân kì.Hết.

Bình luận (0)
︎ ︎︎ ︎=︎︎ ︎︎ ︎
9 tháng 11 2017 lúc 21:12

Câu 8: Chùm tia hội tụ vì mặt trời chiếu ra các tia song song

Bình luận (0)
leducthien
17 tháng 10 2017 lúc 20:32

Trong SGK bn nhé mk học rồi nên biết hếtbanh

Bình luận (0)

Các câu hỏi tương tự
Lê Hà
Xem chi tiết
Nguyen Ngoc Lien
Xem chi tiết
Nguyễn Anh Khoa
Xem chi tiết
Kesbox Alex
Xem chi tiết
Thanh niên sữa dâu
Xem chi tiết
Cao Nhật Ngọc Châu
Xem chi tiết
Lê Vũ Hải
Xem chi tiết
Lê Vũ Hải
Xem chi tiết
Nguyễn Minh Đức Anh
Xem chi tiết
":-
Xem chi tiết