1. Âm có thể truyền qua môi trường rắn, lỏng, khí nhưng không truyền được qua môi trường chân không.
2. Vật bị nhiễm điện là vật có khả năng hút các vật nhẹ khác và làm sáng bút thử điện.
3. Giống nhau: là mạch điện có nguồn điện, dây dẫn điện và thiết bị điện.
Khác nhau: _ Mạch điện hở: là mạch điện mà nguồn điện, dây dẫn điện và thiết bị điện không tạo thành 1 vòng khép kín.
_ Mạch điện kín: là mạch điện mà nguồn điện, dây dẫn điện và thiết bị điện được nối với nhau tạo thành 1 vòng khép kín.
4. Chất dẫn điện: là chất cho dòng điện đi qua.
VD: sắt, đồng, thép,...ngoài ra các dung dịch muối, nước, không khí ẩm cx dẫn điện.
Chất cách điện: là chất không cho dòng điện đi qua.
VD: nhựa, thủy tinh, gỗ khô, sứ, cao su,...
5. Chưa được học.
Câu 5 bổ sung cho bài bạn Anh
- Tác dụng hóa học: mạ đồng, mạ vàng, chống gỉ sét,...
Câu 1: Âm thanh có thể truyền qua được môi trường rắn, lỏng, khí và không thể truyền qua được môi trường chân không.
Câu 2:
- Vật bị nhiễm điện là vật đã được cọ xát.
- Vật bị nhiễm điện (vật mang điện tích) có khả năng hút các vật khác.
Câu 3:
- Mạch điện gồm nguồn điện, dụng cụ điện và dây dẫn điện được gọi là hở khi: ít nhất một đầu của dụng cụ điện chưa được nối vào dây dẫn điện. Khi đó, chưa có dòng điện chạy qua dụng cụ điện nên dụng cụ điện chưa hoạt động.
- Mạch điện gồm nguồn điện, dụng cụ điện và dây dẫn điện được gọi là kín khi: các đầu của dụng cụ điện đã được nối vào dây dẫn điện. Khi đó, đang có dòng điện chạy qua dụng cụ điện nên dụng cụ điện đang hoạt động.
Câu 4:
- Chất dẫn điện là chất cho dòng điện đi qua. VD: đồng, nhôm, sắt,...
- Chất cách điện là chất không cho dòng điện đi qua. VD: nhựa, gỗ khô,...
Câu 5: Tác dụng hóa học của dòng điện: chống gỉ sét; làm các thiết bị mạ vàng, mạ bạc,..,
Chúc bạn học tốt!