Chương II- Nhiệt học

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Vo Thi Minh Dao

1/ so sanh su no vi nhiet cua cac chat ran , long , khi ?

2/ nhiet ke hoat dong dua tren hien tuong nao ? hay ke ten va neu cong dung cua cac nhiet ke thuong gap trong doi song ?

3/ mot bang kep duoc cau tao boi hai thanh kim loai co ban chat khac nhau . khi bi ho nong , bang kep luon cong mat loi ve phia thanh nao ?

4/ chat long co bay hoi o nhiet do xac dinh khong ? toc do bay hoi cua 1 chat long phu thuoc voa nhung yeu to nao ?

5/ o nhiet do nao thi 1 chat long , du tiep tuc dun van khong tang nhiet do ? su bay hoi cua chat long o nhiet do nay co dac diem gi ?

6/ lay vd ve :su nong chay , su dong dac , su bay hoi ,su ngung tu

Nguyễn Thị Hồng Ngọc
1 tháng 4 2017 lúc 9:44

1. chất khí nở vì nhiệt nhiều hơn chất lỏng, chất lỏng nở vì nhiệt nhiều hơn chất rắn

Nguyễn Thị Hồng Ngọc
1 tháng 4 2017 lúc 9:49

2. Nhiệt kế hoạt động dựa trên hiện tượng dãn nở vì nhiệt của các chất.

Ví dụ: nhiệt kế y tế. Công dụng: đo nhiệt độ cơ thể con người

nhiệt kế rượu. Công dụng: đo nhiệt độ khí quyển

nhiêt kế thủy ngân. Công dụng: đo nhiệt độ trong các phòng thí nghiệm,...........

Nguyễn Thị Hồng Ngọc
1 tháng 4 2017 lúc 9:53

3. Băng kép hoạt động vào sự dãn nở vì nhiệt của các chất rắn khác nhau nên khi bị hơ nóng, thanh kim loại nào nở vì nhiệt nhiều hơn thì ở bên ngoài, thanh kim loại nào nở vì nhiệt ít hơn thì bên trong. Vậy khi bị hơ nóng, băng kép sẽ cong về phía thanh kim loại nở ít hơn vì có lực ép của thanh nở lớn hơn làm cong băng kép.

Nguyễn Thị Hồng Ngọc
1 tháng 4 2017 lúc 9:56

4. Các chất lỏng không bay hơi ở nhiệt độ nhất định mà ở mọi nhiệt độ. Tốc độ bay hơi của chất lỏng phụ thuộc vào những yếu tố: gió, diện tích mặt thoáng, nhiệt độ

Nguyễn Thị Hồng Ngọc
1 tháng 4 2017 lúc 10:02

5. Ở nhiệt độ 100 độ C thì 1 chất lỏng dù tiếp tục đun vẫn không tăng nhiệt độ. Sự bay hơi của chất lỏng ở nhiệt độ này có đặc điểm là lúc này nước dang bắt đầu chuyển từ thể lỏng sang thể hơi.

Nguyễn Thị Hồng Ngọc
1 tháng 4 2017 lúc 10:14

6. Ví dụ: Sự nóng chảy: ngọn nến đang ở thể rắn, khi đốt nóng lên, nhiệt độ tăng đến nhiệt độ thích hợp làm cho nến chuyển từ rắn sang lỏng.

Sự đông đặc: đổ nước vào trong trong khung rồi bỏ vào tủ lạnh, nhiệt độ giảm làm cho nó đông lại và tạo thành đá, đó là chuyển từ lỏng sang rắn.

Sự bay hơi: vào mùa hè, nhiệt độ tăng làm cho nước ở các ao hồ bốc hơi lên, từ từ nước ở ao, hồ cạn dần. Chuyển từ thể lỏng sang hơi.

Sự ngưng tụ: Hơi nước trong các đám mây được ngưng tụ và tạo thành mưa. Chuyển từ lỏng sang hơi rồi ngưng tụ thành lỏng.

( tick cho mik nha, cảm ơn)yeuvui

Quốc Đạt
1 tháng 4 2017 lúc 10:15

1.

- Giống nhau: Các chất này nở ra khi nóng và khi lạnh thì co lại.

- Khác nhau:

+ Các chất rắn khác nhau nở ra vì nhiệt cũng khác nhau.

+ Các chất lỏng khác nhau nở ra vì nhiệt cũng khác nhau.

+ Các chất khí khác nhau nở ra vì nhiệt giống nhau.

Kang Daniel
24 tháng 4 2018 lúc 19:03

1.Chất khí nở vì nhiệt nhiều nhất, chất rắn nở vì nhiệt ít nhất

2. Nhiệt kế hoạt động dựa vào sự nở vì nhiệt của các chất.

Nhiệt kế thủy ngân : Đo nhiệt độ trong phòng thí nghiệm

Nhiệt kế y tế: Đo nhiệt độ cơ thể người

Nhiệt kế rượu: Đo nhiệt độ khí quyển

4. Chất lỏng bay hơi vào một nhiệt độ nhất định.

Tốc dộ bay hơi của chất lỏng phụ thuộc vào :

+) nhiệt độ

+) gió

+)diện tích mặt thoáng

+) bản chất của chất lỏng

5.Khi đun chất lỏng đến 100 độ C, dù đun tiếp nhiệt độ cũng ko tăng.

6.Sự nóng chảy:+) Đốt một ngọn nến

+)Lấy một cục đá trong tủ lạnh ra

Sự đông đặc:+) Cho đồng lỏng vào khuôn để nguội

Sự bay hơi:+) đun nước

+) phơi quần áo

Sự ngưng tụ:+) Không khí ngưng tụ thành các đám mây.

+) Sự tạo thành sương trên các lá cây


Các câu hỏi tương tự
Lê Trần Như Uyên
Xem chi tiết
NguyenHoang Phuong Uyen
Xem chi tiết
Yung My
Xem chi tiết
Nguyên Hoàng Phuong Uyên
Xem chi tiết
tran danh hung
Xem chi tiết
Nguyen ngoc chien
Xem chi tiết
Tran Khanh Huyen
Xem chi tiết
Tuyet Minh Huynh
Xem chi tiết
Thao Pham
Xem chi tiết