1)Hnàh vi đúng khi tham gia giao thông:
+Đi đúng phần đường của mình
+Bíp còi khi rẽ
+Tham gia giao thông ko uống rượu,bia
+Không chở hàng cồng kềnh...
Hnàh vi sai:+Uống rượu bia khi tham gia giao thông....
2)Tai nạn giao thông có nhiều nguyên nhân phức tạp. Trước hết đó là do ý thức và khả năng của người tham gia giao thông. Không phải ngẫu nhiên mà số lượng tai nạn do mô tô, xe máy gây ra là phổ biến. Người điều khiển dễ điều khiển phương tiện này, nó lại tiện ích hơn cả. Vậy là người người xe máy, nhà nhà xe máy. Đường phố dù có mở rộng nhưng nhiều khi vẫn tắc nghẽn vì không theo kịp với mật độ giao thông dày đặc, nhất là ở những thành phố lớn.. Khi qua đường, nhiều người bất chấp đèn báo, gặp đèn vàng, đèn đỏ vẫn ung dung “thẳng tiến”. Như vậy hỏi sao không tai nạn, mà tai nạn hỏi sao không nguy hiểm? Lại có những bác tài lái ô tô được mệnh danh là “tổ lái”: lạng lách, vượt đèn,... là chuyện cơm bữa. Rồi uống rượu, ngủ gật cũng không phải chuyện hiếm. Họ không ý thức được trách nhiệm phải đảm bảo an toàn cho hàng chục con người đang ngồi sau vô lăng của họ. Cũng cần chú ý đến số đối tượng không có bằng lái nhưng vẫn điẻu khiển xe máy, ô tô. Nguy hiểm hơn có những cô cậu tuổi “choai choai” tổ chức đua mô tô, xe máy. Tai nạn xảy ra không chỉ cho họ mà cả những người vô tội khác.
3)* Đi bộ:
Theo Điều 32, Luật Giao thông đường bộ, người đi bộ phải tuân thủ các quy tắc giao thông như sau:
1. Người đi bộ phải đi trên hè phố, lề đường; trường hợp đường không có hè phố, lề đường thì người đi bộ phải đi sát mép đường.
2. Người đi bộ chỉ được qua đường ở những nơi có đèn tín hiệu, có vạch kẻ đường hoặc có cầu vượt, hầm dành cho người đi bộ và phải tuân thủ tín hiệu chỉ dẫn.
3. Trường hợp không có đèn tín hiệu, không có vạch kẻ đường, cầu vượt, hầm dành cho người đi bộ thì người đi bộ phải quan sát các xe đang đi tới, chỉ qua đường khi bảo đảm an toàn và chịu trách nhiệm bảo đảm an toàn khi qua đường.
4. Người đi bộ không được vượt qua dải phân cách, không đu bám vào phương tiện giao thông đang chạy; khi mang vác vật cồng kềnh phải bảo đảm an toàn và không gây trở ngại cho người và phương tiện tham gia giao thông đường bộ.
5. Trẻ em dưới 7 tuổi khi đi qua đường đô thị, đường thường xuyên có xe cơ giới qua lại phải có người lớn dắt; mọi người có trách nhiệm giúp đỡ trẻ em dưới 7 tuổi khi đi qua đường.
* Đi xe đạp: https://www.jitco.or.jp/download/data/leaflet_Vietnam.pdf