Bài 19 : Từ sau Trưng Vương đến trước Lý Nam Đế (giữa thế kỉ I - giữa thế kỉ VI)

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Snow Princess
1) Những thay đổi về địa giới hành chính nước ta từ thế kỉ III

2) Bộ máy cai trị có gì thay đổi?

3) Phương thức bóc lột nhà Ngô đối với nhân dân ta là gì?

4) Những dẫn chứng về sự phát triển nông nghiệp , thủ công nghiệp , thương nghiệp nước ta từ các thế kỷ I-VI

5) Kể tên những nghề thủ công ở địa phương em có từ thời Bắc thuộc được lưu giữ đến ngày nay

6) Tại sao nhà hán lại thay đổi bộ máy cai trị?

7) Tại sao chúng thuế muối và thuế sắt nặng nhất?

Thiên Phong
12 tháng 1 2018 lúc 21:45

7,

- Đánh nặng thuế sắt là để nhân dân ta không có đủ cơ hội để sản xuất vũ khí chống lại chúng. - Đánh nặng thuế muối là vì muốn nhân dân ta cơ thể ốm yếu, ngu dốt, lạc hậu giúp thi hành chính sách ngu dân để dễ bề cai trị, vì muối là thành phần thiết yếu và quan trọng trong bữa ăn. 6, Vì chúng muốn đồng hóa nhân dân ta, biến nhân dân ta thành nô lệ của chúng 4, Những biểu hiện về sự phát triển của thủ công nghiệp và thương nghiệp nước ta :
- Nghề gốm : kĩ thuật tráng men ngày càng tinh xảo ; sản phẩm đủ loại như nồi, vò, bình, bát, ấm chén, gạch, ngói...
- Nghề dệt : ngoài các loại vải bông, vải gai, vải tơ... người ta còn dùng tơ tre, tơ chuối để dệt.
- Sản phẩm nông nghiệp và thủ công nghiệp được mua bán trao đổi ở chợ làng.
Ở Luy Lâu, Long Biên có cả người Trung Quốc, Gia-va, Ấn Độ... đến tham gia buôn bán.

nguyenngocthuytram
16 tháng 1 2018 lúc 16:52

1,hành chính

thế kỉ III, nhà Ngô tách Châu Giao thành Quảng Châu (TQ) và Giao Châu (Âu Lạc cũ)

2,bộ máy cai trị

-đưa người Hán sang làm huyện lệnh, cai quản các huyện

3,biện pháp bóc lột

-thu nhiều thứ thuế (nặng nhất là thuế muối và sắt) lao dịch và nộp cống nặng nề

4,

*Nông nghiệp

-biết dùng trâu bò để cày bừa

-biết đắp đê phòng lũ lụt

-biết trồng lúa hai vụ trên năm

-trồng nhiều loại cây ăn quả

*Thủ công nghiệp

-nghề rèn sắt, nghề gốm, nghề dệt phát triển

*thương nghiệp

-nhân dân trao đổi sản phẩm ở các chợ làng

-chính quyền đô hộ giữ độc quyền về ngoại thương