Bài 1:
- Nguyên tố hóa học là tập hợp những nguyên tử cùng loại tức là cùng số p trong hạt nhân.
- Biểu diễn nguyên tố hóa học bằng kí hiệu hóa học. Kí hiệu hóa học là 1 chữ cái in hoa hoặc 1 chữ cái in hoa kèm theo một chữa con trong tên La-tinh.
VD: nhôm: Al
Oxi: O
- Ý nghĩa của kí hiệu hóa học:
+ Biểu diễn nguyên tố hóa học nào
+ Chỉ 1 nguyên tử của nguyên tố đó
Bài 2:
- Quy tắc hóa trị: Trong hợp chất 2 nguyên tố thì tích của chỉ số và hóa trị của nguyên tố này bằng tích của chỉ số và hóa trị của nguyên tố kia.
- Áp dụng để lập CTHH:
+ Bước 1: Lập CTHH tổng quát: AxBy
A có hóa trị a
B có hóa trị b
+ Bước 2: Áp dụng quy tắc hóa trị:
\(x\times a=y\times b\)
\(\Rightarrow\dfrac{x}{y}=\dfrac{b}{a}=\dfrac{b'}{a'}\left(tốigiản\right)\)
Vậy \(x=b';y=a'\)
+ Bước 3: Viết lại CTHH: \(A_{b'}B_{a'}\)
Bài 3:
- Định luật bảo toàn khối lượng: Trong một phản ứng hóa học tổng khối lượng chất sản phẩm bằng tổng khối lượng các chất tham gia phản ứng.
- PTHH: A + B → C + D
Theo ĐL BTKL: \(m_A+m_B=m_C+m_D\)
Bài 4:
Các bước lập PTHH:
- Bước 1: Viết sơ đồ phản ứng
- Bước 2: Cân bằng phương trình:
Đếm số nguyên tử của từng nguyên tố ở 2 vế:
+ Nếu có 1 nguyên tố là số nguyên tử không bằng nhau thì ta phải thêm hệ số sao cho số nguyên tử của 2 vế bằng nhau
+ Nếu tất cả các nguyên tố có số nguyên tử không bằng nhau thì cân bằng nguyên tố có chỉ số lớn nhất trước, các nguyên tố còn lại cân bằng sau.
- Bước 3: Viết lại PTHH (ghi rõ điều kiện phản ứng)
4. Nêu 3 bước lập PTHH
B1: Viết sơ đồ phản ứng dưới dạng công thức hóa học.
B2: Đặt hệ số sao cho số nguyên tử của mỗi nguyên tố ở hai vế bằng nhau.
B3: Hoàn thành phương trình.