1. Một người cận thị có khoảng nhìn rõ ngắn nhất là 15cm và giới hạn nhìn rõ là 3,5cm. Người ấy quan sát 1 vật nhỏ qua một kính lúp tiêu cự 5cm mắt đặt cách kính 10cm.Biết năng suất phân li của mắt là 1' . Tính khoảng cách ngắn nhất giữa 2 điểm trên vật mà mắt người ấy còn phân biệt được.2. Vật có kích thước 0,3mm được quan sát qua kính lúp có tiêu cự 2cm, mắt đặt tại F' . Tính góc trông của ảnh và so sánh với góc trông khi ko dùng kính trong cả 2 th mắt quan sát viên đều quan sát ở điểm cưục cận D=25cm
Một người cận thị về già chỉ trông rõ các vật từ 0,4m đến 1m. Người này quan sát một vật nhỏ bằng kính lúp có tiêu cự 5cm và điều chỉnh để nhìn rõ vật mà không cần điều tiết. Tính số bội giác của kính. Biết mắt đặt sát kính lúp.
Một học sinh cận thị có các điểm Cc, Cv cách mắt lần lượt 10 cm và 90 cm. Học sinh này dùng kính lúp có độ tụ +10 dp để quan sát một vật nhỏ. Mắt đặt sát kính.
a) Vật phải đặt trong khoảng nào trước kính ?
b) Một học sinh khác, có mắt không bị tật, ngắm chùm kính lúp nói trên ở vô cực. Cho OCc = 25 cm. Tính số bội giác.
1 người có mắt bình thường dùng kính lúp để quan sát ảnh của 1 vật nhỏ ở trạng thái không điều tiết khi đó vật đặt cách kính 1 khoảng d1=5cm . tìm độ tụ của kính và số bội giác của ảnh khi này
Một kính lúp vành kính ghi X5 a.Tính tiêu cự của kính lúp(lấy Đ=25cm) b.Dùng kính quan sát vật nhỏ 2mm.Muốn có ảnh ảo cao 8mm phải đặt vật cách kính bao nhiêu?
Một vật có chiều cao 0,5 cm đặt trước một thấu kính hội tụ tiêu cự t = 10 cm cánh kính một khoảng d = 8 cm Hãy xác định 1. Vị trí của ảnh 2. Hệ số phóng đại (k)tính chất ảnh 3. Vẽ hình
Một người cận thị có điểm cực cận cách mắt 15cm và điểm cực viễn cách mắt 50cm a. Tính độ tụ của kính mà người ấy phải đeo. Kính coi như đeo sát mắt. b. Khi đeo kính, người ấy sẽ nhìn điểm gần nhất cách mắt bao nhiêu ? c. Nếu người ấy chỉ đeo kính có độ tụ -1dp thì sẽ nhìn vật xa nhất cách mắt bao nhiêu?
mắt 1 người có khoảng cực cận 15cm , điểm cực viễn ở vô cực . người đó quan sát 1 vật nhỏ qua kính lúp có tiêu cự 5cm , kính cách mắt 10 cm . vật phải đặt gần nhất cách kính bao nhiêu để người đó còn nhìn thấy rõ ảnh của vật ?
Bài 4: Yếu tố nào kể sau không ảnh hưởng đến giá trị của số bội giác?
A. Kích thước của vật.
B. Đặc điểm của vật.
C. Đặc điểm của kính lúp.
D. Không có (các yếu tố A, B, C đều ảnh hưởng).
Bài 5: Cách thực hiện nào sau đây vẫn cho phép tiếp tục ngắm chừng ở vô cực?
A. Dời vật.
B. Dời thấu kính.
C. Dời mắt.
D. Không cách nào.