CHƯƠNG V: HIĐRO - NƯỚC

Gấu Bố

1. Nêu tính chất vật lý của khí hiđro. So sánh điểm giống và khác nhau với tính chất vật lý của khí oxi

2. Viết PTHH của phản ứng xảy ra giữa oxi với hiđro. Phản ứng này thuộc loại hiện tượng, phản ứng hóa học nào đã học? Giải thích lý do vì sao hỗn hợp H2 và O2 theo tỉ lệ 2:1 là hỗn hợp gây nổ mạnh?

3. Viết PTHH của phản ứng xảy ra giữa hiđro và đồng (II) oxit. Trong phản ứng này, hiđro thể hiện tính gì? vì sao?

4. Nêu phương pháp thu khí oxi trong phòng thí nghiệm. Con hãy suy luận, có thể thu khí hiđro bằng những phương pháp đó được không? Nếu có thì cần lưu ý gì?

5.Nêu ứng dụng của hiđro đối với đời sống và sản xuất

B.Thị Anh Thơ
2 tháng 3 2020 lúc 11:19

1. Giống nhau:

-Chất khí ,không màu,không mùi,không tan trong nước

Khác nhau:

Oxi nặng hơn không khí

Hóa lỏng ở nhiệt độ -180C

Hiro nhẹ hơn không khí

Hóa lỏng ở nhiệt độ-260 C

2.

PTHH:

\(2H_2+O_2\rightarrow2H_2O\)

Thuộc loại phản ứng hóa hợp

Hỗn hợp H2 và O2 theo tỉ lệ 1:2 là hỗn hợp gây nổ mạnh bởi vì:

Phản ứng tỏa nhiệt lớn và hiện tượng là có ngọn lửa hoặc lửa âm ỉ, phản ứng này diễn ra nhanh và sinh ra nhiệt lớn, do sự chênh lệnh nhiệt độ chóng vánh nên gây ra hiện tượng nổ

3.

\(H_2+CuO\underrightarrow{^{to}}Cu+H_2O\)

Trong phản ứng này H2 thể hiện tính khử, H2 đã khử đồng (II) oxit thành đồng và tạo hơi nước. Vì H2 đã chiếm chỗ của oxi trong CuO nên ta nói H2 có tính khử

4.

5.

Một số tính chất ứng dụng phổ biến của khí Hiro là:

-Dùng trong động cơ tên lửa, làm nhiên liệu thay cho những nhiên liệu như xăng, dầu.

- Do tính chất cháy sinh ra nhiều nhiệt hơn, nên thường được thay thế bởi các nguyên liệu khác

-Dùng làm đèn xì - oxi để hàn cắt kim loại ( Hidro phản ứng với Oxi tỏa nhiệt lớn)Là nguồn nguyên liệu quan trọng để sản xuất các hợp chất hữu cơ cũng như axit, amoniac

-Điều chế kim loại nhờ vào khả năng khử hợp chất oxitHidro là khí nhẹ nhất, do đó thường dùng để vận hành khinh khí cầu, sản xuất bóng bay..

Khách vãng lai đã xóa
B.Thị Anh Thơ
2 tháng 3 2020 lúc 11:33

4.

Có thể thu khí O2 bằng 2 cách:

+ Đẩy nước và đẩy Không khí

+ Đẩy nước: Úp ngược ống nghiệm xuống chậu nước, khi thấy khí đẩy nước ra hết khỏi ống nghiệm thì nhanh tay lật ngược ống nghiệm lên để khí khỏi bay ra ngoài.

+ Đẩy KK: Giữ ống nghiệm thẳng đứng, khi thu khí, khí O2 sẽ đẩy KK ra ngoài và trong bình chỉ còn lại O2. Ở cách này không cần úp ngược ống nghiệm vì khí O2 nặng hơn KK nên sẽ ở dưới đáy ống nghiệm. Muốn biết ống nghiệm đã đầy O2 chưa thì đốt một mảnh giấy nhỏ rồi thổi tắt mảnh giấy sao cho còn một ít đóm hồng, để mảnh giấy đó trên đầu ống nghiệm, nếu thấy mảnh giấy cháy trở lại có nghĩa là trong bình đã đầy khí O2

Có thể thu khí H2 bằng cách:

+ Đẩy nước và đẩy KK

+ Đẩy nước thì cũng úp ngược ống nghiệm xuống chậu nước, sao cho nước vô đầy ống nghiệm, khi thấy khí đẩy hết nước ra thì lấy miếng mút để vô đầu ống nghiệm, không lật ngược lên vì nếu lật ngược lên thì khí sẽ bay ra hết vì H2 nhẹ hơn KK.

+ Đẩy KK: Úp ngược ống nghiệm để thu khí

Khách vãng lai đã xóa

Các câu hỏi tương tự
Trần An
Xem chi tiết
Đỗ Hà Phương
Xem chi tiết
Hoàng Băng
Xem chi tiết
ScaleZ Super
Xem chi tiết
Lê Khánh Phú
Xem chi tiết
Xuân Trà
Xem chi tiết
Xuân Trà
Xem chi tiết
Hoàng Duyênn
Xem chi tiết
Hoàng Duyênn
Xem chi tiết