Bài thơ có sự kết hợp hài hoà giữa yếu tố tự sự và trữ tình, như một câu chuyện riêng của tác giả nhưng lại trở thành chuyện chung của một thế hệ. Bài thơ viết theo thể thơ 5 chữ, mạch thơ tuôn chảy tự nhiên, giọng điệu tâm tình sâu lắng, nhịp nhàng theo lòi kể, lúc thì trào dâng cảm xúc dào dạt, lúc lại trầm lắng suy tư. Giọng điệu và kết cấu bài thơ đã làm nổi bật chủ đề của tác phẩm. Bài thơ giàu cảm xúc, có sức truyền cảm cao đên người đọc.
1: Mặc cho con người vô tình , trăng cứ tròn vành vạnh . Đó là hình ảnh tượng trưng cho quá khứ tốt đẹp , vẹn nguyên chẳng thể phai mờ . '' Ánh trăng im phăng phắc '' , phép nhân hóa biến hình ảnh vầng trăng hiện ra như 1 con người cụ thể , 1 người bạn , 1 hân chứng rất nghĩa tình nhưng cũng rất thủy chung , vô cùng nghiêm khắc , nhắc nhở con người đừng quên đi quá khứ đẹp đẽ . Ánh trăng im phăng phắc nhưng cũng đủ để con người chúng ta giật mình , nhận ra sự vô tình không nên có , sự lãng quên đáng trách của mình . Con người có thể vô tình có thể lãng quên nhưng trăng - thiên nhiên và nghĩa tình quá khư sthif vẫ nguyên vẹn vĩnh hằng .
2 : Ánh trăng có sự kết hợp hài hòa giữa yếu tố tự sự và trữ tình . Bài thơ như 1 câu huyenj nhỏ được kể theo trình tự thời gian , ''từ hồi nhỏ sống với đồng'' rồi đến ''hồi chiến tranh ở rừng '' cho đến khi '' về thành phố '' . Dòng cảm nghxi trữ tình của tác giả đã men theo dòng tự sự này : Hồi nhỏ , rồi hồi chiến tranh sống gần gũi với thiên nhiên cho nên vầng trăng trở thành vầng trăng tri kỉ , vầng trăng tình nghĩa , đến khi về thành phố , được sống với những tiện nghi , hiện đại , vần trăng bị lãng quên , trở thành ' người dưng qua đường ''