Hướng dẫn soạn bài Ông đồ - Vũ Đình Liên

Đặng Linh

1 Nêu nhận xét câu nói của Nguyễn Trung Trực : bao giờ người Tây nhổ hết Cỏ Nước Nam thì mới hết người Nam đánh Tây.

2 Trình bày cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân Bắc Kỳ và quân đội triều đình trong những năm 1873 - 1884

3 Nêu ý nghĩa của hai lần quân ta chiến thắng quân Pháp ở Cầu Giấy

4 Nêu nội dung hiệp ước Hác măng 1883 .Tại sao pháp lại ký với triều đình Huế bản hiệp ước patonot 1884 ?

5 cho biết thái độ của một bộ phận quan lại và nhân dân ta khi triều đình Huế kí các hiệp ước đầu hàng thực dân Pháp

6 đánh giá trách nhiệm của nhà Nguyễn trong việc để mất nước

nguyen minh ngoc
14 tháng 1 2018 lúc 16:55

1 Nêu nhận xét câu nói của Nguyễn Trung Trực : bao giờ người Tây nhổ hết Cỏ Nước Nam thì mới hết người Nam đánh Tây.

Đơn giản là khi nào nước Việt Nam hết sạch...cỏ thì mới hết người VN đánh Tây! Cỏ là 1 loại thực vật sinh sôi nảy nở rất nhanh, nhất là cỏ dại nhổ xong qua 1 đêm cỏ lại mọc ra nhiều hơn theo cấp số nhân.
ta biết rằng cỏ dại là một cây có sức mạnh trường tồn . Nó có ý nghĩa biểu hiện cho lòng dũng cảm , ý chí kiên cường bất khuất . Nó thể hiện lòng yêu với tinh thần bất khuất của ông cha ta trong công cuộc bảo vệ và xây dựng đất . Dù ở đâu và ở thời gian nào khi dân Nam còn bị đô hộ thì người Nam còn đứng lên bảo vệ dân tộc . Do đó chúng ta thật tự hào khi sống trong hòa bình hạnh phúc ông cha giành cho . Hy vọng bạn cũng như tôi luôn tự hào mình là người con Việt và luôn làm sống lại tinh thần dân tộc .

Bình luận (0)
nguyen minh ngoc
14 tháng 1 2018 lúc 17:00

6 đánh giá trách nhiệm của nhà Nguyễn trong việc để mất nước

Có thể nói, vương triều Nguyễn và những chính sách, hành động của họ đã chịu rất nhiều phán xét. Bởi lẽ, ra đời, tồn tại và diệt vong trong khoảng thời gian có nhiều bước ngoặt trong lịch sử ViệtNam. Bước ngoặt của sự kết thúc vương triều Tây Sơn nhiều tiến bộ, triều đại có khuynh hướng mở ra nhiều vận hội cho sự phát triển dân tộc. Bước ngoặt của một dân tộc tự chủ, được sống trên một đất nước độc lập sang một thời kỳ bi thảm của lịch sử mất nước, của thân phận nô lệ. Bước ngoặt của một kỷ nguyên mới, đất nước độc lập, tự do năm 1945 dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam. Hơn nữa, thời kì đất nước độc lập dưới sự thống trị của triều Nguyễn cũng đan xen những cái tiến bộ và hạn chế, những mảng đen trắng không rõ ràng.

Tuy không đánh giá vương triều Nguyễn quá cứng nhắc, thiếu công tâm theo phương diện đấu tranh đấu tranh giai cấp mà phủ nhận sạch trơn những điểm tốt, song cũng không nên đánh giá thiên lệch, đề cao vượt tầm, sai với hiện thực. Vì vậy đánh giá vấn đề lịch sử trách nhiệm của nhà Nguyễn trong việc để Việt Nam mất nước giúp hình thành nên một thế giới quan khoa học đúng đắn. Cụ thể là: phải khẳng định công lao của vương triều Nguyễn trong việc mở mang bờ cõi, thống nhất đất nước, phát triển giáo dục, văn hóa. Nhưng triều Nguyễn phải chịu trách nhiệm hoàn toàn để cho tên tuổi đất nước một lần nữa, sau hàng ngàn năm độc lập, bị quân cướp nước xóa khỏi bản đồ thế giới… Chúng ta có quyền nhìn nhận việc mất nước từ nhiều góc độ khác nhau, nhưng nhìn từ góc độ nào thì nhà Nguyễn cũng phải chịu trách nhiệm về thảm họa mất nước.

Bình luận (0)
Lê Thị Thùy Dung
22 tháng 1 2018 lúc 21:18

6. Nhà nguyện rất kém trong công việc chính trị nhà nước, vô trách nhiệm công cuộc dựng nước giữ nước.Nhà nguyện thẳng tay giao đất nước cho pháp trừ đất quê ngoại mình( giữ chữ hiếu-> ích kỉ bản thân-> quên nước quên dân).qua đó, ta thấy vua lúc bấy giờ hèn nhác , kém cỏi.

Bình luận (0)
nguyen minh ngoc
14 tháng 1 2018 lúc 16:56

2 Trình bày cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân Bắc Kỳ và quân đội triều đình trong những năm 1873 - 1884

a. Tại Hà Nội

Nhân dân Hà Nội chiến đấu với mọi vũ khí có trong tay Tổ chức Nghĩa hội được thành lập Ngày 21/12/1873 nhân dân Hà Nội chiến thắng lớn tại Cầu Giấy

b. Tại các tỉnh Bắc Kì

Quân Pháp bị đánh ở nhiều nơi Nhiều căn cứ kháng chiến được thành lập

c. Điều ước Giáp Tuất

Pháp rút quân khỏi Bắc Kì Triều đình cắt 6 tỉnh Nam Kì cho Pháp.
Bình luận (0)
nguyen minh ngoc
14 tháng 1 2018 lúc 16:57

3 Nêu ý nghĩa của hai lần quân ta chiến thắng quân Pháp ở Cầu Giấy

ý nghĩa của trận cầu giấy thứ nhất là: khiến cho nd ta vo cùng phấn khích ngược lại làm cho thực dân pháp hoang mang lo sọ chủ động thương lượng với triều đình.
- ý nghĩa của trận cầu giấy thứ 2 :tiêu diệt đc tên chỉ huy rivie cùng toán quân của pháp

Bình luận (0)
nguyen minh ngoc
14 tháng 1 2018 lúc 16:58

4 Nêu nội dung hiệp ước Hác măng 1883 .Tại sao pháp lại ký với triều đình Huế bản hiệp ước patonot 1884 ?

* Hoàn cảnh
- Sau hiệp ước 1883, nhân dân cả nước một mặt phẫn nộ trước thái độ đầu hàng của triều nguyễn, mặt khác càng căm thù quân xâm lược Pháp nên soi nổi đứng lên kháng chiến.
- Trước hoàn cảnh đó, chính quyền thực dân Pháp chủ trương làm dịu bớt tình hình căng thẳng của nhân dân và tỏ ra rộng lượng với triều đình để lấy lòng bọn tay sai nên đã dẫn đến việc kí kết hiệp ước Pa - tơ - nốt ngày 6/6/1884
=> Nhận xét :
- Việc kí kết hiệp ước đó không làm thay đổi căn bản tình hình nước ta, kẻ thù vẫn nham hiểm và đô hộ nước ta, triều đình vẫn đầu hàng, can tâm làm tay sai cho giặc.

Bình luận (0)
nguyen minh ngoc
14 tháng 1 2018 lúc 16:58

5 cho biết thái độ của một bộ phận quan lại và nhân dân ta khi triều đình Huế kí các hiệp ước đầu hàng thực dân Pháp

Thái độ của nhân dân ta khi triều đình Huế kí các hiệp ước đầu hàng thực dân Pháp:
- Phong trào kháng chiến chống Pháp trong nhân dân các được đẩy mạnh hơn.
- Quan lại triều đình ờ các địa phương đã phản đối lệnh bãi binh. . Là cơ sở để phái chủ chiến trong triều đình đẩy mạnh hoạt động.

Bình luận (0)
Oanh Việt Channel
13 tháng 1 2019 lúc 19:38

2.- Sau khi chiếm Nam Kì, Pháp thiết lập bộ máy cai trị, biến nơi đây thành bàn đạp xâm chiếm Bắc Kì.

- Viện cớ giúp triều đình nhà Nguyễn giải quyết vụ lái buôn Đuy-puy đang gây rối ở Hà Nội, Pháp đem quân xâm chiếm Bắc Kì.

- Tháng 11/1873, Gác-ni-ê đem quân tới Hà Nội. Ngày 19/11/1873, Gác-ni-ê gửi tối hậu thư cho Nguyễn Tri Phương – Tổng đốc thành Hà Nội, yêu cầu giải tán quân đội, nộp vũ khí và cho Pháp đóng quân trong nội thành. Không đợi trả lời, ngày 20/11/1873, Pháp chiếm thành; sau đó mở rộng đánh chiếm Hưng Yên, Phủ Lí, Hải Dương, Ninh Bình, Nam Định

Bình luận (0)

Các câu hỏi tương tự
Nguyễn Thị Lệ Diễm
Xem chi tiết
Ling Ling
Xem chi tiết
Nhi Yến
Xem chi tiết
Dũng Ko Quen
Xem chi tiết
Mai Nguyệt
Xem chi tiết
Quoc khanh
Xem chi tiết
phamtiennam
Xem chi tiết
hoangthithuan
Xem chi tiết
Dũng Ko Quen
Xem chi tiết