1) Nêu địa danh và tọa độ địa lí các địa điểm cực Đông, cực Tây, cực Nam, cực Bắc.
2) Nêu đặc điểm vị trí địa lí Việt Nam về mặt tự nhiên? Đặc điểm đó đem lại thuận lợi gì cho công cuộc xây dựng đất nước ta hiện nay.
3) Hiệp hội các nước Đông Nam Á được thành lập vào ngày tháng năm nào. Hãy nêu những biểu hiện của sự hợp tác để phát triển kinh tế- xã hội của các nước trong khu vực trong thời gian qua.
4) Dựa vào bảng 16.1, hãy cho biết tình hình tăng trưởng kinh tế của các nước trong giai đoạn 1990 – 1996; 1998 – 2000 và so sánh với mức tăng trưởng bình quân của thế giới (mức tăng GDP bình quân của thế giới trong thập niên 90 là 3% năm)?
Nước | 1990 | 1994 | 1996 | 1998 | 2000 |
In-đô-nê-si-a | 9,0 | 7,5 | 7,8 | -13,2 | 4,8 |
Ma-lai-si-a | 9,0 | 9,2 | 10,0 | -7,4 | 8,3 |
Phi-lip-pin | 3,0 | 4,4 | 5,8 | -0,6 | 4,0 |
Thái Lan | 11,2 | 9,0 | 5,9 | -10,8 | 4,4 |
Việt Nam | 5,1 | 8,8 | 9,3 | 5,8 | 6,7 |
Xin-ga-po | 8,9 | 11,4 | 7,6 | 0,1 | 9,9 |
1.
Các điểm cực Bắc, Nam, Đông, Tây của phần đất liền nước ta:
Điểm cực Bắc ở xã Lũng Cú, huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang, vĩ độ 23°23’B, kinh độ 105°20’Đ Điểm cực Nam ở xã Đất Mũi, huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau, có vĩ độ 8°34’B, kinh độ 104°40’Đ Điểm cực Tây ở xã Sín Thầu, huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên, vĩ độ 22°22’B, kinh độ 102°09’Đ Điểm cực Đông ở xã Vạn Thạnh, huyện Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hoà, vĩ độ 12°40′, kinh độ 109°24’Đ4.
Nhận xét:
- Giai đoạn 1990 – 1996:mức tăng trưởng của các nước không ổn định và có sự chênh lệch.
+ Các nước có tốc độ tăng trưởng tăng lên là: Ma-lai-xi-a, Phi-lip-pin, Việt Nam; trong đó Việt Nam có mức tăng trưởng nhanh nhất (tăng 4,2%).
+ Các nước có tốc độ tăng trưởng giảm là: In-đô-nê-xi-a, Thái Lan, Xin-ga-po, đặc biệt là Thái Lan (giảm 5,3%).
- Năm 1998, nhiều quốc gia có tốc độ tăng trưởng ở mức âm: In-đô-nê-xi-a (-13,2%), Ma-lai-xi-a (-7,4%) , Thái Lan (-10,8%), Phi-lip-pin (-0,6%).
- Giai đoạn 1998 – 2002: Các nước đều có mức tăng trưởng đi lên và nhanh chóng khôi phục nền kinh tế.
+ Các nước đạt mức tăng trưởng dưới 6%/năm (In-đô-nê- xi-a, Phi-líp-pin, Thái Lan).
+ Các nước đạt trên 6%/năm (Ma-lai-xi-a, Việt Nam, Xin-ga-po).
- So với mức tăng trưởng bình quân của thế giới (thập niên 90 là 3% năm) thìmức tăng trưởng bình quân của một số nước Đông Nam Á cao hơn.
2.
Thuận lợi:
Phát triển nhều ngành kinh tế khác nhau ( công nghiệp, nông nghiệp, ngư nghiệp, du lịch…) Hội nhập và giao lưu dễ dàng với các nước Đông Nam Á và thế giới trong xu hướng quốc tế hóa và toàn cầu hóa nền kinh tế thế giới.Khó khăn:
Luôn phải phòng chống thiên tai, bão, sóng biển, cháy rừng… Bảo lệ lãnh thổ cả vùng biển, vùng trời và đảo xa…trước nguy cơ bị kẻ thù lăm le xâm chiếm.