1. Nêu đặc điểm thể hiện sự tiến hóa của hệ tuần hoàn ở động vật có xương sống
2. So sánh đặc điểm cấu tạo khỉ hình người, khỉ, vượn
3. Trình bày đặc điểm cấu tạo ngoài của thỏ, chim bồ câu thích nghi vs đời sống.
4. Đặc điểm cấu tạo ngoài của chim bồ câu và thỏ
5. Bộ thú túi và bộ thú ăn thịt ( tập tính, sinh sản)
6. Biện pháp bảo vệ chim, thú
7. So sánh hình thức sinh sản của bò sát, chim, thú
1. Nêu đặc điểm thể hiện sự tiến hóa của hệ tuần hoàn ở động vật có xương sống
Về tim: từ tim 2 ngăn ở cá (chỉ có tâm thất và tâm nhĩ) lên đến tim 3 ngăn ở lưỡng cư (2 tâm nhĩ và 1 tâm thất), đến bò sát có tim 3 ngăn nhưng có thêm vách hụt ngăn giữa tâm thất (trừ cá sấu tim có 4 ngăn), đến lớp chim và thú thì tim hoàn chỉnh (có 4 ngăn:2 tâm nhĩ, 2 tâm thất).Về vòng tuần hoàn: ở cá chỉ có một vòng tuần hoàn (xuất phát từ tâm thất theo động mạch bụng đến các cơ quan rồi theo tĩnh mạch lưng đến mang và trở về tâm nhĩ), máu đi nuôi cơ thể là máu đỏ tươi; lưỡng cư có 2 vòng tuần hoàn lớn và nhỏ (vòng nhỏ lên phổi trao đổi khí, vòng lớn đưa máu đi nuôi các cơ quan), máu đi nuôi cơ thể là máu pha; bò sát cũng có 2 vòng tuần hoàn, máu đi nuôi cơ thể là máu pha nhưng ít pha hơn do tim có vách hụt; chim và thú cũng có 2 vòng tuần hoàn, máu đi nuôi cơ thể là máu đỏ tươi.
2. So sánh đặc điểm cấu tạo khỉ hình người, khỉ, vượn
3. Trình bày đặc điểm cấu tạo ngoài của thỏ, chim bồ câu thích nghi vs đời sống.Thỏ:
Cấu tạo | Ý nghĩa |
Bộ lông: lông mao , dày , xốp | ->Giứ nhiệt , che chở |
Chi: có vuốt , 2 chi sau dài khỏe |
-> Đào hang ->Chi sau bật nhảy |
Tai: có khả năng cử động , thính , vành tai to |
->Nghe định hình âm thanh , phát hiện kẻ thù |
Mũi: thính | ->Thăm dò thức ăn môi trường |
Lông: xúc giác,nhạy bén | ->Thăm dò thức ăn môi trường |
Mắt: mi mắt cử động + có lông mi | ->Bảo vệ mắt |
- Chi trước trở thành cánh: để bay.
- Cơ thể được bao bọc bởi lông vũ xốp, nhẹ: giảm trọng lượng cơ thể.
- Cánh và đuôi có lông ống, phiến lông rộng: giúp hình thành cánh và bánh lái (đuôi) giúp chim bay.
- Mỏ bao bọc bởi chất sừng, hàm không răng: đầu nhẹ.
- Cổ dài, đầu linh hoạt: quan sát tốt khi bay.
- Chi sau 3 ngón linh hoạt: bám chắc vào cành cây khi hạ cánh
4. Đặc điểm cấu tạo ngoài của chim bồ câu và thỏ
Chim bồ câu:
-Thân hình thoi được phủ bằng lông vũ nhẹ xốp
- Hàm không có răng, có mỏ sừng bao bọc
- Chi trước biến đổi thành cánh, chi sau có 3 ngón trước và 1 ngón sau
- Tuyến phao câu tiết ra chất nhờn, cổ dài khớp đầu với thân
Thỏ:
- Cơ thể phủ lông mao dày, xốp
- Chân có vuốt sắc, chân trước ngắn, chân sau dài, khỏe bật nhảy xa
- Mũi rất thính có lông xúc giác nhạy bén phối hợp với khứu giác.
- Mắt có mi cử động được, có lông mi vừa giữ nước mắt làm màng mắt không bị khô, vừa bảo vệ mắt. - Tai rất thính, có vành tai dài, lớn, cử động được theo các phía, định hướng âm thân
6. Biện pháp bảo vệ chim, thú
Chim: Không săn bắt các loài chim quý hiếm+ VD: Do săn bắt quá nhiều loài vẹt Spix macaw đã được các nhà khoa học đoán là chỉ còn một số lượng rất ít, họ hàng là loài Hycacinth Macaw đến nay chỉ còn khoảng 3000 con.
- Xây dưng khu dự trữ thiên nhiên
- Bảo vệ môi trường sống của các loài chim
-Tăng cường bảo vệ và chăm sóc các loài chim
- Hạn chế săn bắt và nuôi chim làm cảnh. Thú:
_Xây dựng các khu bảo tồn, rừng bảo tồn động vật
_Tuyên truyền để nhân dân cùng bảo vệ động vật
_Không săn bắn các loài động vật quý hiếm cũng như các loài động vật khác.
-Không phá nơi ở của chúng.
-cần đẩy mạnh việc chăn nuôi
-Trồng cây xanh.
-Ko ăn thịt và ko sử dụng những sản phẩm từ động vật quý hiếm.
7. So sánh hình thức sinh sản của bò sát, chim, thú
Bò sát:
- Thụ tinh trong
- Trứng có vỏ dai, nhiều noãn hoàng
- Đẻ ít trứng
-Trứng nở thành con, phát triển trực tiếp
Chim:
-Thụ tinh trong
-Đẻ và ấp trứng
Thú:
- Có hiện tượng thai sinh và nuôi con bằng sữa mẹ
- Nhau thai phát triển trong cơ thể mẹ với nhiều noãn hoàng