Bài 12. Sự nổi

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Nguyễn Đoan Trang

1. Một miếng tôn thả trong nước sẽ bị chìm. Giải thích tại sao kho ta làm hình cái thuyền nó lại nổi trên mặt nước

2. Tại sao kéo gầu nước từ giếng lên khi gầu còn ở trong nước thì kéo dễ hơn so với khi gầu đã lên khỏi mặt nước?

3. Có cách nào làm cơ thể của em nổi trên mặt nước?

4. Hãy tìm hiểu tại sao tầu ngầm có thể lặn xuống, nổi lên và lơ lửng trong nước?

5. Tại sao lực đẩy vào các vật của chất lỏng lại gọi là lực đẩy Ác-si-mét?

Giúp mk vs mai mk cần học đến rồi😘😘😘yeu

nguyen thi vang
6 tháng 10 2017 lúc 13:26

4. Hãy tìm hiểu tại sao tầu ngầm có thể lặn xuống, nổi lên và lơ lửng trong nước?

Khi sức đẩy lớn hơn trọng lực, vật thể sẽ nổi lên mặt nước, khi sức đẩy nhỏ hơn trọng lực, vật thể sẽ chìm xuống, khi sức đẩy bằng trọng lực hoặc chênh lệch rất ít thì vật thể sẽ "lơ lửng" ở bất kỳ vị trí nào trong nước.

nguyen thi vang
6 tháng 10 2017 lúc 13:27

5. Tại sao lực đẩy vào các vật của chất lỏng lại gọi là lực đẩy Ác-si-mét?

Tác dụng của chất lỏng lên vật nhúng chìm trong nó: một vật nhúng vào chất lỏng bị chất lỏng đó đẩy thẳng đứng từ dưới lên với lực có độ lớn bằng trọng lượng của phần chất lỏng mà vật chiếm chỗ. Lực này gọi là lực đẩy ac si mét.

Hoàng Sơn Tùng
7 tháng 10 2017 lúc 20:38

Câu 1:

Vì miếng tôn có bề mặt bé nên khi thả miếng tôn vào nước nó sẽ chìm xuống. Còn chiếc thuyền thì bề mặt tiếp cúc của nó so với nước lớn nên nó mới có thể nổi trên mặt nước.

Câu 2:

Khi kéo gầu nước lên khỏi mặt nước thì do tác dụng của lực đẩy Ác-si-mét nên khi gầu nước còn ở trong nước sẽ được kéo nhẹ hơn so với khi ta kéo gầu nước sau khi gầu nước ra khỏi mặt nước

nguyen thi vang
6 tháng 10 2017 lúc 13:24

2. Tại sao kéo gầu nước từ giếng lên khi gầu còn ở trong nước thì kéo dễ hơn so với khi gầu đã lên khỏi mặt nước?

Vì khi gàu nước ở dưới nước ta sẽ được lợi về lực nhờ lực đấy Ác-si-mét tác dụng lên gàu nước, khi lên khỏi mặt nước gàu nước không chịu lực đấy Ác-si-mét nữa nên nặng hơn.

Ngọc Diệp
9 tháng 10 2017 lúc 20:10

- ghi rõ nha bạn :))!

ωîñdøω þhøñë
11 tháng 11 2017 lúc 20:41

Bài làm

Câu 4:

Phần dưới đáy tàu có nhiều ngăn dùng máy bơm để bơm nước hoặc đẩy nước ra→có thể thay đổi trọng lượng riêng của tàu làm cho tàu lặn xuống, lơ lửng hoặc nổi lên trên mặt nước.

phạm ngọc hà
12 tháng 11 2017 lúc 9:13

câu 4

Các nhà thiết kế tàu ngầm đã thiết kế tàu ngầm thành một thân tàu gồm hai lớp vỏ trong và ngoài. Trong khoảng không giữa vỏ trong và vỏ ngoài chia thành một số khoang nước. Mỗi khoang nước đều lắp van dẫn nước vào và van xả nước ra.

Tàu ngầm đang nổi trên mặt nước muốn lặn xuống, thì chỉ cần mở van dẫn nước vào các khoang chứa nước để cho nước biển nhanh chóng chảy đầy vào, lúc đó trọng lượng tàu ngầm tăng lên và khi trọng lượng vượt quá sức đẩy thì tàu sẽ chìm.

Nếu như tàu ngầm đang lặn dưới nước muốn nổi lên thì chỉ cần dùng van dẫn nước vào rồi dùng không khí nén có áp lực cực lớn phun nước ở trong các khoang chứa nước qua van xả chảy ra ngoài.

Lúc đó trọng lượng giảm, sức đẩy của tàu ngầm lớn hơn trọng lực nên tàu nổi lên khỏi mặt nước. Nếu tàu ngầm muốn chạy trong khoảng nước ở giữa mặt biển và đáy biển thì có thể cho nước vào một phần khoang chứa nước..Hoặc tàu ngầm xả một phần nước ở khoang chứa nước ra nhằm điều tiết trọng lượng tàu ngầm bằng hoặc lớn hơn sức đẩy một ít. Lúc đó, tàu ngầm có thể đi trong khu vực nước có độ sâu, nông khác nhau.

Ngô Thị Hồng Thúy
30 tháng 10 2019 lúc 13:08

3. Để cơ thể nổi lên mặt nước khi trọng lượng cơ thể nhỏ hơn lực đẩy Ác-si-mét.
Khi xuống nước, cần thả lỏng người nằm ngửa. Chỉ cần để mặt của em đủ hở trên mặt nước để thở. Càng ít bộ phận hở trên mặt nước càng dễ nổi.

Khách vãng lai đã xóa

Các câu hỏi tương tự
Sách Giáo Khoa
Xem chi tiết
tieuthuxinhdep
Xem chi tiết
Nguyễn Ngô Thành Tài
Xem chi tiết
Phan Hoàng Anh
Xem chi tiết
Mai Nhã Phương
Xem chi tiết
Thẻo
Xem chi tiết
Sách Giáo Khoa
Xem chi tiết
Công tử Nguyễn Hồ
Xem chi tiết
Đặng Hoa
Xem chi tiết