1/ Một loại nguyên tử của nguyên tố X có tổng số các hạt cơ bản là 40. Trong hạt nhân của nguyên tử này số hạt mang điện ít hơn số hạt k mang điện là 1. Vị trí X trong bảng tuần hoàn là?
2/ Nguyên tố M ở chu kỳ 3, nhóm IA. Nguyên tố G ở chu kỳ 2, nhóm VIA. Vậy tổng số proton trong hạt nhân nguyên tử M và G là?
3/ Một nguyên tố có oxi cao nhất là RO3. Nguyên tố ấy tạo với hidro 1 chất khí trong đó R chiếm 94,23% về khối lượng. Tìm nguyên tố đó
Mình bk lm mỗi bài 3 thôi
3.CT ôxi cao nhất :RO3
=>CT vs hiđro là RH2
=>R(RH2)=\(\dfrac{R}{R+2}\) .100%=94 23%
=>R=32 => R la S
1) Ta có: \(\left\{{}\begin{matrix}2Z+N=40\\N-Z=1\end{matrix}\right.\)
\(\Leftrightarrow\left\{{}\begin{matrix}Z=13\\N=14\end{matrix}\right.\)
Cấu hình electron của X: \(1s^22s^22p^63s^23p^1\)
Vị trí của X:
Số thứ tự : 13 , chu kì : 3 , nhóm : IIIA
2) Nguyên tử M ở chu kì 3, nhóm IA
cấu hình electron M: \(1s^22s^22p^63s^1\)
⇒ \(Z_M=11\)
+ Nguyên tử G ở chu kì 2 , nhóm VIA
cấu hình electron G :\(1s^22s^22p^4\)
⇒ \(Z_G=8\)
Vậy tổng số proton trong hạt nhân nguyên tử M và G là 19
3) Công thức oxitcao nhất : \(RO_3\)
⇒ công thức trong hợp chất với hidro : \(RH_2\)
Ta có: %R = \(\dfrac{M_R.100}{M_R+2M_H}\)
⇔ 94,23 = \(\dfrac{100M_R}{M_R+2}\)
⇔ \(M_R\) = 32(g/mol)
Vậy R là Lưu huỳnh (S)