1, khi đặt áp kế tại 1 chân núi thì nó chỉ 715mmHg. con số đó cho biết điều gì?áp suất khí quyển tại đó là bao nhiêu N/m2
2, tại sao trong thí nghiệm để xác định áp suất của khí quyển thì nhà khoa học tô-ri-xe-li không dùng nước mà lại dùng thủy ngân ?
3, tính áp suất đáy của bể nước , biết mặt thoáng cách đáy bể 2m, áp suất khí quyển tại đó là 760mmHg và khối lượng riêng của nước là 1000kg/m3
1,
con số 715mmHg cho biết:
- khi đặt ống tô-ri-xe-li tại chân núi thì cột thủy ngân trong ống dâng lên 715mm.Áp suất tại đó đúng bằng áp suất do cột thủy ngân cao715mm gây ra
- Áp suất khí quyển tại chân núi là
P=715mmHg=0,715.136000=97240(N/m2)
2,
ta biết trong thí nghiệm , dù dùng thủy ngân hay nước thì áp suất của khí quyển gây ra tại 1 nơi đều có độ lớn là như nhau. Giả sử khi dùng thủy ngân ta đo được áp suất tạo nơi đó là 103360N/m2
tính độ cao của cột nước trong ống nghiệm khi dùng nước
P=dn.hn\(\rightarrow\) hn=\(\dfrac{P}{d_{nC}}=\dfrac{103360}{10000}=10,336\left(m\right)\)
vậy nếu dùng nước để làm thí nghiệm thì độ cao của cột nước sẽ là 10,336m, tức là ta phải dùng 1 ống nghiệm có chiều dài ít nhất là 10,5m như vậy quả là bất tiện . Cho nên ta không thể dùng nước để làm thí nghiệm xác định áp suất khí quyển
3,
áp suất khí quyển tại đó
Pkq=76mmHg=103360(N/m2)
áp suất do cột chất lỏng gây ra tại đáý
\(P_đ=d_{cl}.h_đ=10000.2=20000\left(N/m^2\right)\)
vậy áp suất tại A là
\(P'_đ=P_{kq}+P_đ=103360+20000=123360\left(N/m^2\right)\)