Chương VII. Bài tiết

Hồ Linh Chi

1. Hệ bài tiết nước tiểu gồm những cơ quan nào?Cấu tạo của thận?

2. Nêu sự tạo thành nước tiểu? Nước tiểu chính thức khác với nước tiểu đầu chỗ nào? Nêu sự thải nước tiểu?

3. Cho biết những tác nhân gây hại cho hệ bài tiết? Nêu các thói quen sống khoa học để bảo vệ hệ bài tiết?

4. Cân bằng nội môi là gì? Vai trò của thận trong việc cân bằng nội môi?hiha

Nguyen Thi Mai
16 tháng 3 2017 lúc 16:11

2.

* Sự hình thành nước tiểu gồm các quá trình sau:

- Quá trình lọc máu và tạo ra nước tiểu đầu diễn ra ở cầu thận.

- Quá trình hấp thụ lại các chất dinh dưỡng, H20 và các ion còn cần thiết như Na, CU.

- Quá trình bài tiết tiếp các chất cặn bã (axit uric, crêatin, các chất thuốc, các ion thừa (H , K ,...)

=> Cả hai quá trình này đểu diễn ra ở ống thận và kết quả là biến nước tiểu đầu thành nước tiểu chính thức.

* Nước tiểu đầu và máu khác nhau như sau:

- Nước tiểu đầu: được tạo thành ở cầu thận. Ở đây có quá trình lọc máu để tạo thành nước tiểu đầu. Vì vậy, ở nước tiểu đầu không có các tế bào máu và prôtêin.

- Máu: có chứa các tế bào máu và prôtêin.

- Nước tiểu đầu:

+ Nồng độ các chất hoà tan loãng hơn

+ Chứa ít các chất cặn bã và các chất độc hơn

+ Còn chứa nhiều chất dinh dưỡng

- Nước tiểu chính thức :

+ Nồng độ các chất hoà tan đậm đặc hơn

+ Chứa nhiều các chất cặn bã và các chất độc hơn

+ Gần như không còn chứa chất dinh dưỡng

* Sự thải nước tiểu : Nước tiểu chỉ được thải ra ngoài cơ thể khi lượng nước tiểu trong bóng đái lên tới 200ml, đủ áp lực gây cảm giác buôn đi tiểu và cơ vòng ống đái mở ra phối hợp với sự co của vòng bóng đái và cơ bụng giúp thải nước tiểu ra ngoài.

Bình luận (0)
Nguyen Thi Mai
16 tháng 3 2017 lúc 16:07

1. Hệ bài tiết nước tiểu gồm những cơ quan nào?Cấu tạo của thận?

- Hệ bài tiết nước tiểu gồm: thận, ống dẫn nước tiểu, bóng đái và ống đái.

- Thận là cơ quan quan trọng nhất của hệ bài tiết nước tiểu, gồm 2 quả thận; mỗi quả chứa khoảng 1 triệu đơn vị chức năng để lọc máu và hình thành nước tiểu.

- Mỗi một đơn vị chức năng gồm cầu thận (thực chất là một búi mao mạch máu), nang cầu thận (thực chất là một cái túi gồm 2 lớp bao quanh cầu thận), Ống thận.

Bình luận (0)
Nguyen Thi Mai
16 tháng 3 2017 lúc 16:13

3. Cho biết những tác nhân gây hại cho hệ bài tiết? Nêu các thói quen sống khoa học để bảo vệ hệ bài tiết?

- Các tác nhân chủ yếu gây hại cho hệ bài tiết nưóc tiểu như các chất độc trong thức ăn, đồ uống, khẩu phần ăn uống không hợp lí, các vi sinh vật gây bệnh.

- Thói quen: tiểu đúng lúc, không ăn quá mặn, quá chua, không ăn nhiều chất có khả năng tạo sỏi, uống nhiều nước, khẩu phần ăn uống hợp lý.

Bình luận (0)
Nguyen Thi Mai
16 tháng 3 2017 lúc 16:14

4.

- Cân bằng nội môi là duy trì sự ổn định của môi trường trong cơ thể.

- Thận là bộ phận thực hiện làm thay đổi các điều kiện lí hóa của môi trường trong dẫn đến nội môi được cân bằng.

Bình luận (0)
Diệu Huyền
17 tháng 3 2017 lúc 1:12

1. Hệ bài tiết nước tiểu gồm những cơ quan là: thận, bóng đái, ống dẫn nước tiểu, bóng đái, ống đái.
Cấu tạo của thận: cầu thận, nang cầu thận, ống thận.
2. Sự tạo thành nước tiểu diễn ra ở các đơn vị chức năng của thận. Đầu tiên là quá trình lọc máu ở cầu thận để tạo thành nước tiểu đầu ở nang cầu thận. Tiếp đó là quá trình hấp thụ lại vào máu các chất cần thiết (các chất dinh dưỡng, nước, các ion cần thiết : NA+, CL- ) sau đó là quá trình bài tiết tiếp các chất không cần thiết và chất có hại ở ống thận (các chất cặn bã : axit uric, crêatin, các chất thuốc, các ion thừa H+, K+....), tạo ra nước tiểu chính thức.
Nước tiểu chính thức khác nước tiểu đầu ở chỗ:
+ Nước tiểu đầu có hàm lượng chất dinh dưỡng cao và hàm lượng chất thải thấp.

+ Còn nước tiểu chính thức thì ngược lại.
(Sự thải nước tiểu thì mình chưa học, bạn tham khảo của các bạn khác nha !)
3. Các tác nhân gây hại cho hệ bài tiết là: chế độ ăn uống không hợp lí, ăn quá nhiều đường, chất đạm, sử dụng các chất kích thích (rượu, bia, thuốc lá,...), thiếu vận động chân tay khiến các chất độc trong cơ thể không được thải ra ngoài, ngoài ra còn có các tác nhân từ ô nhiễm môi trường, nguồn nước, bị stress kéo dài,...
Các thói quen sống khoa học để bảo vệ hệ bài tiết: không ăn quá nhiều protein, quá mặn hoặc quá chua,... ; không ăn thức ăn ôi thiu và nhiễm chất độc hại; uống đủ nước.
4. Cân bằng nội môn là duy trì sự ổn định của môi trường trong cơ thể. Ví dụ : duy trì nồng độ glucôzơ trong máu người ở 0,1% ; duy trì thân nhiệt người ở 36,7oC,...
Thận có vai trò quan trọng trong điều hòa cân bằng nội môn vì thận có vai trò ổn định một số thành phần của máu nhờ khả năng tái hấp thụ hoặc thải bớt nước và các chất hòa tan trong máu.

CHÚC BẠN HỌC TỐT
vui

Bình luận (0)

Các câu hỏi tương tự
Nguyến Ngọc Nguyên
Xem chi tiết
Nguyễn Ngọc Thiện Nhân
Xem chi tiết
Phạm Vân
Xem chi tiết
Tiến Phạm
Xem chi tiết
Đặng Quế Lâm
Xem chi tiết
Phạm Trí Tâm
Xem chi tiết
minh thư
Xem chi tiết
nnguyen
Xem chi tiết
nnguyen
Xem chi tiết