Lịch sử thế giới cận đại

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Đỗ Phương Uyên

1, Hãy so sánh chính sách thống trị của thực dân Anh ở Ấn Độ với chính sách thống trị của thực dân Pháp ở Việt Nam có điểm gì giống nhau

2, vì sao Đông Nam Á trở thành đối tượng nhòm ngó xâm lược của Chũ nghĩa tư bản phương Tây ? Nhân dân Đông Nam Á tiến hành đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân với mục tiêu chung là gì

3, hãy cho biết nội dung chủ yếu và kết quả mà Minh Trị duy Tân ở Nhật Bản đạt được

4, hãy trình bày nội dung cuộc duy Tân Minh Trị ở Nhật Bản

5, những dấu hiệu nào chứng tỏ đầu thế kỉ XX Nhật Bản trở thành nước đế quốc

6, cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX các nước Đông Nam Á bị các nước phương Tây nào đô hộ

7, thực dân phương Tây đã thực hiện những thủ đoạn cai trị nào đối với các nước Đông Nam Á

8,quốc gia duy nhất ở Đông Nam Á thoát khỏi tình trạng bị thuộc địa của thực dân phương Tây là quốc gia nào. Vì sao?

9, quá trình xâm lược Đông Nam Á của các nước phương Tây

lương thanh tâm
3 tháng 11 2018 lúc 18:54

2,

* Khu vực Đông Nam Á trở thành đối tượng xâm lược của các nước tư bản phương Tây vì:

- Các quốc gia Đông Nam Á có vị trí địa lí quan trọng, giàu tài nguyên nên sớm trở thành đối tượng xâm lược của các nước tư bản phương Tây.
- Đông Nam Á là một khu vực khá rộng, bao gồm nhiều nước trên lục địa và hải đảo. diện tích khoảng 4,5 triệu km2, ngày nay có số dân hơn 500 triệu người ; các dân tộc có nền văn hóa truyền thống rực rỡ. Đông Nam Á nằm trên đường hàng hải từ Tây sang Đông, nối liền Ấn Độ Dương với Thái Bình Dương. Đây là khu vực giàu tài nguyên : lúa gạo, cây hương liệu, động vật, khoáng sản..., có nguồn nhân công rẻ và thị trường tiêu thụ lớn.
- Nhân khi chế độ phong kiến ở các nước Đông Nam Á đang suy yếu, vào nửa sau thế kỉ XIX. các nước tư bản phương Tây đã đẩy mạnh các cuộc chiến tranh xâm chiếm thuộc địa.


lương thanh tâm
3 tháng 11 2018 lúc 18:56

3,

Nội dung của cuộc Duy Tân Minh Trị:

Kinh tế: Thống nhất tiền tệ Xoá bỏ đặc quyền ruộng đất. Tăng cường, phát triển kinh tế TBCN ở nông thôn Xây dựng cơ sở hạ tầng. Chính trị, xã hội: Chế độ nông nô được xóa bỏ Giai cấp tư sản, quý tộc nắm quyền. Giáo dục: Chính sách giáo dục bắt buộc. Chú trọng nội dung khoa học kỹ thuật Cử sinh viên ưu tú du học phương tây. Quân sự: Quân đội được tổ chức huấn luyện theo kiểu phương tây. Chế độ nghĩa vụ bắt buộc. Chú trọng sản xuất vũ khí. Chế độ nông nô được xoá bỏ.

Kết quả của cuộc Duy Tân Minh Trị:

Đưa nước Nhật trở thành nước tư bản chủ nghĩa. Nước Nhật thoát khỏi nguy cơ trở thành thuộc địa.
lương thanh tâm
3 tháng 11 2018 lúc 18:58

4,

Tháng 1-1868, sau khi lên ngôi, Thiên hoàng Minh Trị đã thực hiện một loạt cải cách tiến bộ nhằm đưa Nhật Bản thoát khỏi tình trạng một nước phong kiến lạc hậu. Cuộc Duy tân Minh Trị được tiến hành trên tất cả các lĩnh vực: chính trị, kinh tế, quân sự, văn hóa - giáo dục,…

- Về chính trị:

+ Thủ tiêu chế độ Mạc phủ, thành lập chính phủ mới, trong đó đại biểu của tầng lớp quý tộc tư sản hóa đóng vai trò quan trọng, thực hiện quyền bình đẳng giữa các công dân.

+ Năm 1889, ban hành Hiến pháp mới, chế độ Quân chủ lập hiến được thiết lập.

- Về kinh tế: Thống nhất thị trường, tiền tệ, cho phép mua bán ruộng đất, tăng cường phát triển kinh tế tư bản chủ nghĩa ở nông thôn, xây dựng cơ sở hạ tầng, đường sá, cầu cống,…

- Về quân sự:

+ Tổ chức và huấn luyện quân đội theo phương Tây, thực hiện chế độ nghĩa vụ quân sự.

+ Công nghiệp đóng tàu chiến được chú trọng, tiến hành sản xuất vũ khí, đạn dược và mời chuyên gia quân sự nước ngoài,…

- Về giáo dục: thi hành chính sách giáo dục bắt buộc, chú trọng nội dung khoa học - kĩ thuật, cử học sinh giỏi đi du học ở phương Tây,…

⟹ Cuộc Duy tân Minh Trị đã làm thay đổi bộ mặt của Nhật Bản, đưa Nhật Bản phát triển theo con đường TBCN.


lương thanh tâm
3 tháng 11 2018 lúc 19:00

5,

Có hai sự kiện chính : Sự xuất hiện của các công ti độc quyền và chiến tranh tranh giành lãnh thổ với các nước đế quốc khác.

Thứ nhất, sự xuất hiện các công ty độc quyền chi phối nền kinh tế như: Mitxui, Mitxubishi …Chủ nghĩa tư bản có hai giai đoạn phát triển là: chủ nghĩa tư bản tự do cạnh tranh và chủ nghĩa tư bản độc quyền. Chủ nghĩa tư bản độc quyền còn gọi là chủ nghĩa đế quốc. Như vậy, đặc điểm chung nhất của chủ nghĩa đế quốc ở tất cả các nước là sự xuất hiện của các công ty độc quyền, và Nhật cũng không nằm ngoài quy luật chung ấy Thứ hai, đẩy mạnh chiến tranh xâm lược qua hai cuộc chiến tranh Trung - Nhật (1894), Nga - Nhật (1904-1905).
lương thanh tâm
3 tháng 11 2018 lúc 19:29

6,

Ở In- đô-nê-xi-a, ngay từ thế kỉ XV, XVI, thực dân Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Hà Lan đã có mặt và từng bước chiếm lĩnh thị trường. Đến giữa thế kỉ XIX, Hà Lan hoàn thành việc xâm chiếm và thiết lập nền thống trị thực dân trên đất nước này.

Phi-líp-pin cũng bị thực dân Tây Ban Nha thống trị từ giữa thế kỉ XVI. Sauk hi giành thắng lợi trong chiến tranh với Tây Ban Nha năm 1898, đế quốc Mĩ liền tiến hành cuộc chiến tranh xâm lược Phi-líp-pin (1899-1902) và biến quần đảo này thành thuộc địa của mình.

Ở Miến Điện (nay là Mi-an-ma), từ năm 1824 đến năm 1885, thực dân Anh đã tiến hành 3 cuộc chiến tranh xâm lược. Năm 1885, Anh thôn tính Miến Điện rồi sát nhập nước này thành một tỉnh của Ấn Độ thuộc Anh.

Mã Lai (nay thuộc Ma-lai-xi-a và Xin-ga-po) sớm bị các nước tư bản nhòm ngó, can thiệp. Đến đầu thế kỉ XX, Mã Lai hoàn toàn trở thành thuộc địa của Anh.

Ba nước Việt Nam, Lào, Cam-pu-chia là đối tượng xâm lược của thực dân Pháp. Đến cuối thế kỉ XIX, Pháp đã hoàn thành việc xâm lược và bắt đầu thi hành chính sách bóc lột, khai thác thuộc địa.

Xiêm trong nửa sau thế kỉ XIX trở thành “vùng đệm” của đế quốc Anh và Pháp. Với chính sách ngoại giao mềm dẻo, khôn khéo của vua Ra-ma V, Xiêm là nước duy nhất ở Đông Nam Á giữ được nền độc lập tương đối ổn định về chính trị.

lương thanh tâm
3 tháng 11 2018 lúc 19:31

7,

Sau khi thôn tính và biến các nước Đông Nam Á thành thuộc địa. thực dân phương Tây đã tiến hành những chính sách cai trị hà khắc : vơ vét, đàn áp.
chia để trị.
Tùy tình hình cụ thể mà mỗi nước thực dân có chính sách cai trị, bóc lột khác nhau, song nhìn chung là vơ vét tài nguyên đưa về chính quốc, không mở mang công nghiệp ở thuộc địa. tăng các loại thuế, mở đồn điền, bốt lính.

lương thanh tâm
3 tháng 11 2018 lúc 19:32

8,

Cuối thế kỉ XIX hầu hết các quốc gia trong khu vực Đông Nam Á đều trở thành thuộc địa, chỉ có Xiêm là nước duy nhất trong khu vực Đông Nam Á không trở thành thuộc địa của các nước Phương Tây. Sở dĩ như vậy là bởi vì:

Thứ nhất, Xiêm chính là nơi để Pháp và Anh tranh giành ảnh hưởng. Thứ hai, nhờ chính sách mềm dẻo của vua Rama V cùng với các tiến bộ trong nước trên các lĩnh vực. Cụ thể, Xiêm biết tiếp cận với văn hóa cũng như các thành tựu khoa học – kĩ thuật, quân sự của Phương Tây. Thứ ba, Xiêm có những chính sách ngoại giao rất khôn khéo, nên Xiêm chỉ là vùng đệm của các đế quốc.

=> Mặc dù Xiêm là nước duy nhất không phải là thuộc địa, tuy nhiên trên thực tế Xiêm vẫn phải phụ thuộc rất nhiều vào các nước Phương Tây.

lương thanh tâm
3 tháng 11 2018 lúc 19:33

9,

Các quốc gia Đông Nam Á có vị trí địa lí quan trọng, giàu tài nguyên nên sớm trở thành đối tượng xâm lược của các nước tư bản phương Tây.
Đông Nam Á là một khu vực khá rộng, bao gồm nhiều nước trên lục địa và hải đảo. diện tích khoảng 4,5 triệu km2, ngày nay có số dân hơn 500 triệu người ; các dân tộc có nền văn hóa truyền thống rực rỡ. Đông Nam Á nằm trên đường hàng hải từ Tây sang Đông, nối liền Ấn Độ Dương với Thái Bình Dương. Đây là khu vực giàu tài nguyên : lúa gạo, cây hương liệu, động vật, khoáng sản..., có nguồn nhân công rẻ và thị trường tiêu thụ lớn.
Nhân khi chế độ phong kiến ở các nước Đông Nam Á đang suy yếu, vào nửa sau thế kỉ XIX. các nước tư bản phương Tây đã đẩy mạnh các cuộc chiến tranh xâm chiếm thuộc địa.
Thực dân Anh xâm chiếm Mã Lai, Miến Điện ; Pháp chiếm Việt Nam. Cam-pu-chia, Lào ; Tây Ban Nha rồi Mĩ chiếm Phi-líp-pin ; Hà Lan và Bồ Đào Nha thôn tính In-đô-nê-xi-a ; chả có Xiêm thoát khỏi tình trạng là nước thuộc địa

Dinh Thi Hai Ha
16 tháng 12 2018 lúc 15:31

9, Quá trình xâm lược của các nước phương Tây ở Đông Nam Á:

- Cuối thế kỉ XIX, các nước phương Tây tiến hành xâm lược:

+ Anh chiếm Mã Lai, Miến ĐIện

+ Pháp chiếm ba nước Đông Dương ( Việt Nam, Lào, Cam-pu-chia)

+ Tây Đào Nha, sau đó là Mĩ chiếm Phi-líp-pin

+ Hà Lan, Bồ Đào Nha chiếm In-đô-nê-si-a

+ Chỉ có Xiêm thoát khỏi tình trạng phụ thuộc

Trần Phạm Khánh Hằng
8 tháng 11 2020 lúc 21:12

8/Xiêm là nước duy nhất trong khu vực Đông Nam Á không trở thành thuộc địa của các nước tư bản phương Tây, vì:

- Nhờ những chính sách cải cách của Ra-ma V:

+ Những chính sách cải cách toàn diện trên tất cả các lĩnh vực: chính trị, kinh tế, xã hội, quân sự, giáo dục,…

+ Các chính sách cải cách của Xiêm đi theo hướng "mở cửa". Chính cuộc cải cách này đã giúp Xiêm hòa nhập vào sự phát triển chung của chủ nghĩa tư bản thế giới.

- Nhờ chính sách đối ngoại "mềm dẻo":

+ Chủ động "mở cửa", quan hệ với tất cả các nước.

+ Lợi dụng vị trí “nước đệm” giữa hai nước Anh - Pháp.

+ Cắt nhượng một số vùng đất phụ thuộc (vốn là lãnh thổ của Cam-pu-chia, Lào và Mã Lai) để giữ gìn chủ quyền của đất nước.



Khách vãng lai đã xóa
Trần Phạm Khánh Hằng
8 tháng 11 2020 lúc 21:14

5/Vào cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX, Nhật Bản trở thành nước đế quốc, biểu hiện:

- Kinh tế Nhật ngày càng phát triển mạnh. Nhiều công ti độc quyền xuất hiện, như Mít-xưi và Mít-su-bi-si, giữ vai trò to lớn, bao trùm lên đời sống kinh tế, chính trị của nước Nhật.

- Bước sang thế kỉ XX, giới cầm quyền Nhật đẩy mạnh chính sách xâm lược và bành trướng. Thuộc địa của đế quốc Nhật cũng từ đó mà mở rộng rất nhiều như bán đảo Liêu Đông, Đài Loan, cảng Lữ Thuận, Sơn Đông...


Khách vãng lai đã xóa
Trần Phạm Khánh Hằng
8 tháng 11 2020 lúc 21:21

7/Tùy tình hình cụ thể mà mỗi nước thực dân có chính sách cai trị, bóc lột khác nhau. Tuy nhiên, nhìn chung đều có những điểm nổi bật: Vơ vét tài nguyên đưa về chính quốc, không mở mang công nghiệp ở thuộc địa, tăng các loại thuế, mở đồn điền, bắt lính, đàn áp phong trào yêu nước.

Khách vãng lai đã xóa
Trần Phạm Khánh Hằng
8 tháng 11 2020 lúc 21:32

Khu vực Đông Nam Á trở thành đối tượng xâm lược của các nước tư bản phương Tây, vì:

2/

* Nguyên nhân khách quan:

- Các nước tư bản thực dân (cụ thể là Pháp) đang trong quá trình phát triển mạnh mẽ, cần nguyên liệu, thị trường, thuộc địa,... nên đang tích cực đẩy mạnh xâm lược thuộc địa.

* Nguyên nhân chủ quan:

- Vị trí địa lí: Các nước Đông Nam Á có vị trí địa lí vô cùng quan trọng.

+ Là một khu vực khá rộng, bao gồm nhiều nước trên lục địa và hải đảo.

+ Nằm trên đường hàng hải từ Tây sang Đông, nối liền Ấn Độ Dương với Thái Bình Dương.

+ Là cửa ngõ để đi vào lục địa châu Á rộng lớn.

- Tài nguyên, thiên nhiên: là khu vực giàu tài nguyên như: lúa gạo, cây hương liệu, động vật, khoáng sản,…

- Dân cư: có nguồn nhân công rẻ mạt và thị trường tiêu thụ rộng lớn.

- Chính trị - xã hội: Chế độ phong kiến ở các nước Đông Nam Á đang suy yếu, xã hội khủng hoảng.

Khách vãng lai đã xóa

Các câu hỏi tương tự
Bình Nhi
Xem chi tiết
Võ Dương Vĩnh Thắng
Xem chi tiết
Sa sa
Xem chi tiết
Uyên  Thy
Xem chi tiết
Tèo Miner
Xem chi tiết
An Chi
Xem chi tiết
Trash Như
Xem chi tiết
neji
Xem chi tiết
Sa sa
Xem chi tiết