Văn bản ngữ văn 7

Thanh Mỹ Trần

1/ Giới thiệu những nét cơ bản về tác giả Hồ Xuân Hương và bà Huyện Thanh Quan

2/Nêu thể thơ và trình bày đặc điểm thể thơ bài Qua Đèo Ngang

3/So sánh cụm từ "ta với ta" trong hai bài thơ Qua Đèo Ngang và Bạn Đến Chơi Nhà

4/Nêu hoàn cảnh sáng tác bài thơ Qua Đèo Ngang

5/Bài thơ Bánh Trôi Nước được hiểu theo mấy lớp nghĩa, nêu rõ từng lớp nghĩa vàcho biết lớp nghĩa nào quyết định giá trị bài thơ

6/Chép một câu ca dao đã học bắt đầu bằng từ thân em và nêu ý nghĩa

7/Trong bài thơ Bánh Trôi Nước, tác giả có sử dụng 1 cặp quan hệ từ, em hãy chỉ ra và nêu tác dụng

8/Viết đoạn văn khoảng 12 câu nêu cảm nhận của em về thân phận người phụ nữ trong xã hội xưa qua bài Bánh Trôi Nước

9/Qua bài thơ Bánh Trôi Nước và Qua Đèo Ngang, em có nhận xét gì về đặc điểm ngôn ngữ thơ của Hồ Xuân Hương và Huyện Thanh Quan

10/Viết đoạn văn khoảng 12 câu nêu cảm nhận của em về bức tranh cảnh vật Đèo Ngang và tâm trạng của tác giả

11/-Cụm từ thân em mở đầu bài thơ gợi cho em điều gì -Hãy so sánh điểm giống và khác nhau giữa cụm từ thân em trong thơ của Hồ Xuân Hương và những bài ca dao mang câu hát than thân

CÁC BẠN CỐ GIÚP MÌNH NHA !!!!!! =)))))))

Nguyễn Trần Khánh Linh
19 tháng 12 2017 lúc 22:20

1. - Hồ Xuân Hương (1772 - 1822) quê ở tỉnh Nghệ An, được mệnh danh là Bà Chúa Thơ Nôm.

- Bà huyện Thanh Quan tên thật Nguyễn Thị Hinh, sống ở thế kỉ XIX, quê Hà Nội. Bà là một nữ sĩ tài danh hiếm có trong lịch sử văn học Việt Nam thời trung đại.

2. Bài thơ Qua Đèo Ngang thuộc thể thơ Thất ngôn bát cú Đường luật. Đặc điển thể thơ: có 8 câu mỗi câu 7 chữ, có niêm luật chặt chẽ, hai cặp câu giữa có sử dụng phép đối.

4. Hoàn cảnh sáng tác bài thơ Qua Đèo Ngang: trên đường bà vào Nam giữ chức ''cung trung giáo tộc''

3. So sánh:

Trong bài QDN: ta với ta là một mình tác giả đối diện với chính mình, thể hiện nỗi cô đơn, buồn lẻ loi, thầm kín trong lòng tác giả giữa cảnh Đèo Ngang bát ngát, hoang vu, vắng lặng lúc chiều tà.

Trong bài BDCN: ta với ta chỉ sự hòa hợp giữ hai con người. Một từ chỉ tác giả và.mootj từ chỉ bạn của tác giả.

=> Khẳng định tình bạn giữa Nguyễn Khuyến và Dương Khuê, đó là một tình bạn trong sáng, thanh khiết, chân thành và cao đẹp hơn tất cả mọi thứ trên đời.

5. Bài thơ Bánh trôi nước là bài thơ có 2 tầng nghĩa:

Tầng nghĩa 1: hình ảnh bánh trôi nước, thật xinh xắn, hấp dẫn, màu trắng viên tròn, khi chín bánh nổi, khi chưa chín bánh chìm.

Tầng nghĩa 2: thân phận của người phụ nữ trong xã hội phong kiến. Trân trọng, ca ngợi vẻ đẹp duyên dáng, phẩm chất trong sáng tình nghĩa sắc son của người phụ nữ. Thông cảm, xót xa cho thân phận chìm nổi của họ.

Tầng nghĩa 2 là tầng nghĩa quyết định giá trị của bài thơ.

Bình luận (0)

Các câu hỏi tương tự
Nguyen Ngoc Lien
Xem chi tiết
 N H T
Xem chi tiết
Quân Nguyễn
Xem chi tiết
thanh tuyen Nguyen
Xem chi tiết
Trần Thị Thu Hiền
Xem chi tiết
Trần Thị Thu Hiền
Xem chi tiết
Nguyễn Đỗ Minh Khoa
Xem chi tiết
Hiền Lê
Xem chi tiết
Khanh Tuong Le
Xem chi tiết
Le thi thanh tra
Xem chi tiết