1/
Khái niệm an sinh xã hội: là hệ thống các chính sách, chương trình của Nhà nước và các lực lượng xã hội nhằm hạn chế. phòng ngừa và khắc phục rủi ro cho các thành viên trong cộng đồng trong trường hợp bị mất hoặc giảm thu nhập hay khi gặp phải những rủi ro xã hội khác.
Các chính sách an sinh xã hội cơ bản:
Chính sách hỗ trợ việc làm, thu nhập và giảm nghèo: Hỗ trợ người lao động nâng cao cơ hội tìm việc làm, tham gia thị trường lao động để có thu nhập, từng bước bảo đảm thu nhập tối thiểu cho người dân, đặc biệt là người nghèo, thanh niên, lao động nông thôn và các nhóm lao động dễ bị tổn thương khác cải thiện cuộc sống góp phần chuyển đổi cơ cấu việc làm giảm tỉ lệ thất nghiệp, xoá đói, giảm nghèo và ổn định xã hội.
Chính sách về bảo hiểm: Hỗ trợ người dân phòng ngừa, giảm thiểu rủi ro khi bị giảm hoặc mất thu nhập do ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, mất sức lao động, hết tuổi lao động. Gồm một số chính sách về: bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp,…
Chính sách trợ giúp xã hội: Bảo vệ phổ cập đối với mọi thành viên trong xã hội trên cơ sở sự tương trợ cộng đồng, chia sẻ rủi ro. Nó bao gồm: các chính sách trợ giúp xã hội thường xuyên tại cộng đồng cho những người có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn (người cao tuổi, người khuyết tật nặng, trẻ mồ côi...) và trợ cấp xã hội đột xuất cho người dân khi gặp phải những rủi ro, khó khăn bất ngờ như thiên tai, hoả hoạn, dịch bệnh.,... giúp họ ổn định cuộc sống.
Chính sách bảo đảm các dịch vụ xã hội cơ bản: Hỗ trợ người dân tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản ở mức tối thiểu như các chính sách về giáo dục, y tế, nhà ở, nước sạch thông tin... đặc biệt là người nghèo, người có hoàn cảnh khó khăn và đồng bào dân tộc thiểu số.
2/
Các chính sách an sinh xã hội ở Việt Nam hiện nay đều rất cần thiết vì bảo đảm an toàn cho mọi thành viên trong xã hội trước những rủi ro trong cuộc sống:
- Duy trì công bằng xã hội, an ninh trật tự xã hội
- Bảo vệ người lao động trước rủi ro
- Xoá đói giảm nghèo và giảm tỉ lệ thất nghiệp