1. đốt cháy hoàn toàn 11,8 gam hỗn hợp 2 kim loại là al và cu cần dùng vừa đủ 4,48 lít O2 ( ĐKTC ) . Tính phần trăm khối lượng của 2 kim loại trong hỗn hợp ban đầu
2. đốt cháy hoàn toàn 9,6 gam mg cần vừa hết 6,72 lit ( đktc ) hỗn hợp khí X gồm Cl2 và O2
a. Tính phần trăm thể tích các khí trong hộn hợp
b. Tính tỉ khối của X so với hidro
3. 4,48 lít hỗn hợp Z gồm O2 và Cl2 ở đkc. Tỉ khối của Z đối với khí H2 là 30,625
a. Tính % theo thể tích mỗi khí trong hỗn hợp
b. Tính số mol mỗi khí trong hỗn hợp
1/ 4Al + 3O2 => 2Al2O3
2Cu + O2 => 2CuO
nO2 = V/22.4 = 4.48/22.4 = 0.2 (mol)
Gọi x,y (mol) lần lượt là số mol của Al và Cu
Theo đề bài và phương trình trên ta có:
27x + 64y = 11.8
3/4x + 1/2y = 0.2
Dùng máy tính giải hệ phương trình (hoặc có thể giải tay) ta được:
x = 0.2; y = 0.1
mAl = n.M = 0.2 x 27 = 5.4 (g)
mCu = n.M = 0.1 x 64 = 6.4 (g)
%Al = 5.4 x 100/11.8
%Cu = 6.4 x 100/11.8
2/ 2Mg + O2 => 2MgO (đk : to)
Mg + Cl2 => MgCl2 (đk : to)
V khí = 6.72 (l) =====> n khí = V/22.4 = 0.3 (mol)
nMg = m/M = 9.6/24 = 0.4 (mol)
Gọi x,y (mol) lần lượt là số mol của O2 và Cl2.
Theo đề bài và phương trình ta có:
x + y = 0.3; 2x + y = 0.4
Giải hệ phương trình ta được:
x = 0.1, y = 0.2
%O2 = 0.1 x 100/0.3
%Cl2 = 0.2 x 100/0.3
nO2 = 1/2 nCl2, O2 = 32, Cl2 = 71
==> M = 58
==> dM/H2 = 58/2 = 29
nZ = V/22.4 = 4.48/22.4 = 0.2 (mol)
dZ/H2 = 30.625 ==> Z = 30.625 x 2 = 61.25
Sử dụng: Pp đường chéo
O2 = 32, Cl2 = 71, Z = 61.25
==> nO2/nCl2 = (71-61.25)/(61.25-32)= 1/3
Suy ra: nO2 = 0.05; nCl2 = 0.15 (mol)
==> %O2 = 25%, %Cl2 = 75(%) (theo số mol và thể tích)