1) Dấu hiệu nhận biết từ láy toàn bộ, từ láy bộ phận?
2) Các loại đại từ và công dụng của nó?
3) Sắc thái biểu cảm của từ HÁN VIỆT?
4)Thế nào là quan hệ từ? Đặt ba câu có cặp quan hệ từ?
5) Thế nào là từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa, từ đồng âm?
6) Cho ví dụ về từ đồng nghĩa hoàn toàn, từ đồng nghĩa không hoàn toàn?
^^
1) Dấu hiệu nhận biết từ láy toàn bộ, từ láy bộ phận?
-Từ láy toàn bộ là các tiếng lặp lại nhau hoàn toàn; trừ một số trường hợp tiếng đúng trước biến đổi thanh điệu hoạc phụ âm cuối.
-Từ láy bộ phận, giữa cá tiếng có sự giống nhau về phụ âm đầu hoặc phần vần.
2) Các loại đại từ và công dụng của nó?
Có các loại đại từ là:
-Đại từ dùng để :
+Trỏ người, sự vật
+Trỏ số lượng
+Trỏ hoạt động, tính chất, sự việc.
-Đại từ để hỏi:
+Trỏ người, sự vật
+Trỏ số lượng
+Trỏ hoạt động, tính chất, sự việc.
3) Sắc thái biểu cảm của từ HÁN VIỆT?
-Từ Hán Việt dùng để:
+Tạo sắc thái trang trọng, thể hiện thái độ tôn kính.
+Tạo sắc thái tao nhã, tránh gây cảm giác thô tục, ghê rợn.
+Tạo sắc thái cổ, phù hợp với bầu không khí xã hội xưa.
4)Thế nào là quan hệ từ? Đặt ba câu có cặp quan hệ từ?
-Quan hệ từ là những từ dùng để biểu thị ý nghĩa quan hệ như so sánh, sở hữu, nhân quả,... giữa các bộ phận của câu hay giữa câu với câu trong đoạn văn.
-Vì nhà Minh nghèo nên Minh phải bỏ học.
-Tuy bạn bị tật bẩm sinh nhưng bạn vẫn cố gắng vượt qua.
-Sở dĩ bạn học giỏi là vì bạn có cố gắng.
5) Thế nào là từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa, từ đồng âm?
-Từ đồng nghĩa là những từ có nghĩa giống nhau hoặc gần giống nhau. Một từ nhiều nghĩa có thể thuộc vào nhiều nhóm từ đồng nghĩa khác nhau.
-Từ trái nghĩa là những từ có nghĩa trái ngược nhau.
- Một từ nhiều nghĩa có thể thuộc nhiều cặp từ trái nghĩa khác nhau.
-Từ đồng âm là những từ giống nhau về âm thanh nhưng nghĩa khác xa nhau, không lien quan gì đến nhau.
6) Cho ví dụ về từ đồng nghĩa hoàn toàn, từ đồng nghĩa không hoàn toàn?
-Từ đồng nghĩa hoàn toàn là: quả-trái, vừng-mè
-Từ đồng nghĩa không hoàn toàn: hi sinh-bỏ mạng, xơi cơm - chén cơm