Đề ôn tập chương

Hoàng Huy Trần

1. Các cơ quan trong hệ hô hấp của người và chức năng của chúng

2. Tìm hiểu sự thông khí ở phổi

3. Các biện pháp để có dung tích sống lí tưởng

4. Các bước hô hấp nhan tạo bằng phương pháp hà hơi thổi vào

︎ ︎︎ ︎=︎︎ ︎︎ ︎
12 tháng 11 2017 lúc 11:12

Câu 4:

Để nạn nhân nằm ở nơi thoáng đãng, nới rộng quần áo và dây thắt lưng, đệm dưới cổ cho đầu hơi ngửa ra sau để đảm bảo đường hô hấp được thông thoáng, lấy dị vật trong miệng nạn nhân nếu có.

Một tay bịt mũi nạn nhân, tay kia kéo hàm xuống dưới để miệng hở ra, ngậm chặt miệng nạn nhân rồi thổi liên tục hai hơi đối với người lớn, một hơi với trẻ em dưới 8 tuổi, sau đó để lồng ngực tự xẹp xuống rồi lại thổi tiếp. Người lớn và trẻ em trên 8 tuổi, mỗi phút phải thổi ngạt 20 lần. Trẻ dưới 8 tuổi, mỗi phút phải thổi ngạt 20 - 30 lần.

Cách xoa bóp tim ngoài lồng ngực

Khi nạn nhân bị ngưng tim (áp tai vào lồng ngực không nghe tim đập và sờ mạch không thấy mạch đập), ngay lập tức phải tiến hành cấp cứu nạn nhân tại chỗ bằng cách bóp tim ngoài lồng ngực.

Để nạn nhân nằm trên mặt phẳng cứng, người tiến hành ép tim quỳ gối bên trái nạn nhân. Hai bàn tay chồng lên nhau rồi để trước tim, tương ứng với điểm giữa hai núm vú hoặc khoang liên sườn 4 - 5 bên ngực trái, từ từ ấn sâu xuống khoảng 1/3 cho đến một nửa bề dày lồng ngực, sau đónới lỏng tay ra.

Người lớn và trẻ em trên 1 tuổi, số lần ép tim trong một phút khoảng 100 lần. Trẻ dưới 1 tuổi, mỗi phút ép tim hơn 100 lần. Trẻ sơ sinh có thể phải ép tim đến 120 lần/phút.

Khi nạn nhân vừa ngưng tim vừa ngưng thở: Phải kết hợp cả ép tim với thổi ngạt, cứ 15 lần ép tim lại thổi ngạt hai lần, với trẻ sơ sinh là ba lần ép tim thổi ngạt một lần.

Sau khi bệnh nhân tự thở được cần đưa ngay đến cơ sở y tế gần nhất để được điều trị kịp thời.

Lưu ý

Chỉ thực hiện hô hấp nhân tạo cho người bị nạn mà tim còn đập (nhưng có thể gây ra thương tổn nguy hiểm). Không được hô hấp nhân tạo nếu:

- Tim nạn nhân ngừng đập.

- Bạn không biết cách hô hấp nhân tạo.

︎ ︎︎ ︎=︎︎ ︎︎ ︎
12 tháng 11 2017 lúc 11:09

Câu 1:

Gồm : Ống dẫn khí và hai buồng phổi

Ống dẫn khí gồm : Mũi, hầu họng, thanh quản, khí quản => Dẫn, lọc, làm ấm không khí từ bên ngoài vào phổi để thực hiện trao đổi khí, ngoài ra thanh quản còn có chức năng phát âm.

Phổi, là bộ phận quan trọng nhất trong hệ hô hấp gồm hai lá phổi, bên trong có các phế quản, phế nang có hệ thống mao mạch máu chằng chịt ⇒ Chức năng trao đổi khí với hồng cầu, chức năng cơ bản của hệ hô hấp.

︎ ︎︎ ︎=︎︎ ︎︎ ︎
12 tháng 11 2017 lúc 11:11

Câu 2:

- Dung tích sống (hay sinh lượng) là tổng số các loại khí: lưu thông, dự trữ thở ra, dự trữ hít vào . Đó là lượng khí có thể đo của một lần thở ra cố sức sau khi đã hít vào cố sức, khoảng 3,5 – 4,5 lít.

- Khí cặn: Sau khi đã thở ra cố sức vẫn còn một lượng khí tồn trữ trong phổi khoảng 1 lít, có chức năng của khí cặn là đảm bảo cho đường hô hấp thông suốt.

- Tổng số của dung tích sống và khí cặn gọi là dung lượng phổi.

︎ ︎︎ ︎=︎︎ ︎︎ ︎
12 tháng 11 2017 lúc 11:14

Câu 3:

Không hút thuốc lá, trồng nhiều cây xanh, thường xuyên dọn vệ sinh, không khạc nhổ bừa bãi……….


Các câu hỏi tương tự
Nguyễn Trần Bảo Phúc
Xem chi tiết
【 V I O 】 《 G A C H A...
Xem chi tiết
Nguyen Nghia Gia Bao
Xem chi tiết
lê ngọc hà thu
Xem chi tiết
Ngọc Hân
Xem chi tiết
Phương Tran
Xem chi tiết
le thu hien
Xem chi tiết
Lương Lê
Xem chi tiết
Lê Mạnh Cường
Xem chi tiết