Văn bản ngữ văn 8

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Phong Lan Vu

1. Bằng một đoạn văn ngắn, hãy nêu cảm nhận của em về vẻ đẹp tâm hồn và phẩm chất của chị Dậu.

2. Tại sao nói "Cái đoạn chị Dậu đánh nhau với tên cai lệ và người nhà lí trưởng là một đoạn tuyệt khéo" và "Ngô Tất Tố đã xúi người nông dân nổi loạn" (Viết đoạn văn).

momochi
22 tháng 9 2019 lúc 8:27

1.Tình yêu chồng, thương con cộng với tinh thần phản kháng âm ỉ bấy lâu đã thổi bùng lên ngọn lửa căm thù trong lòng chị Dậu – người đàn bà hiền lương, chất phác. Nỗi sợ cố hữu của kẻ bị áp bức phút chốc tiêu tan, chỉ còn lại nhân cách cứng cỏi của một con người chân chính: Thà ngồi tù. Để cho chúng nó làm tình làm tội mãi thế, tôi không chịu được.Tuy vậy, hành động phản kháng của chị Dậu hoàn toàn mang tính manh động, tự phát. Đó mới chỉ là cái thế tức nước vỡ bờ của một cá nhân mà chưa phải là cái thế của một giai cấp, một dân tộc vùng lên phá tan xiềng xích áp bức bất công. Có áp bức, có đấu tranh, áp bức càng nhiều thì đấu tranh càng quyết liệt và hành động của chị Dậu đã chứng minh cho chân lí ấy.Đoạn trích Tức nước vỡ bờ là một trong những đoạn hay của tác phẩm Tắt đèn. Nhà văn Ngô Tất Tố đã dành cho nhân vật chính là chị Dậu tình cảm yêu thương, thông cảm và trân trọng. Những tình tiết sinh động và đầy kịch tính trong đoạn trích đã góp phần hoàn thiện tính cách người phụ nữ nông dân đẹp người, đẹp nết.

G-Dragon
22 tháng 9 2019 lúc 8:30

1 .

Phẩm chất của chị Dậu
- Là người phụ nữ trụ cột, đứng mũi chịu sào, đảm đang , tháo vát, biết xoay biến với mọi tình thế
* Chồng bị bắt, chị vội vã bán con, bán chó , một mình xoay xở tiền của để cứu chồng về
- Rất thương con
* Bán cái Tý đi, chị đau đớn như đứt từng khúc ruột ( có một đoạn chữ nghiêng in nhỏ viết về cái nài thì phải )
- Yêu chồng, thương chồng tha thiết , dịu dàng, đằm thắm
- Có sức mạnh Cách mạng tiềm tàng

G-Dragon
22 tháng 9 2019 lúc 8:30

2.

Ban đầu, khi bọn đầu trâu mặt ngựa ập vào định lôi anh Dậu đi và đe dọa tính mạng của anh, nhưng bọn chúng chưa hành hung mà chỉ chửi bới, mỉa mai thì chị Dậu vẫn cố gắng van xin tên cai lệ độc ác : Cháu van ông, nhà cháu vừa mới tỉnh được một lúc, ông tha cho ! Lúc bọn chúng sầm sập chạy đến chỗ anh Dậu, định trói anh một lần nữa, chị Dậu đã bắt đầu xám mặt nhưng vẫn cố chịu đựng, níu tay tên cai lệ van nài : Cháu xin ông.
Khi tên cai lệ đấm vào ngực chị và sấn đến trói anh Dậu thì sự chịu đựng không còn nữa, tức nước vỡ bờ, chị Dậu phản kháng dữ dội : chị túm lấy cổ hắn, ấn dúi ra cửa. Sức lẻo khẻo của anh chàng nghiện chạy không kịp với sức xô đẩy của người đàn bà lực điền, hắn ngã chỏng quèo trên mặt đất .... còn tên người nhà lí trưởng kết cục cũng bị chị Dậu túm tóc, lẳng cho một cái, ngã nhào ra thềm.
Chị Dậu đã nổi loạn chống lại thế lực thống trị tàn bạo, giành lại quyền được sống. Cho dù sự phản kháng ấy hoàn toàn là sự đấu tranh tự phát, chưa giải quyết được tận cùng những mâu thuẫn đối kháng, để rồi cuối cùng chị Dậu vẫn phải " Chạy ra ngoài trời. Trời tối đen như mực, như tiền đồ của chị Dậu". Đoạn miêu tả chị Dậu dám chống trả lại kẻ ác vẫn khiến cho người đọc hả hê. Có thể nói Ngô Tất Tố đã " xúi người nông dân" nổi loạn qua thái độ phản kháng quyết liệt của nhân vật này, khẳng định sức mạnh phản kháng của người nông dân bị áp bức là tất yếu, từ đó góp phần thổi bùng lên ngọn lửa đấu tranh cách mạng của người dân ta chống lại kẻ thù xâm lược và tay sai phong kiến.

momochi
22 tháng 9 2019 lúc 8:28

2.Tắt đèn đã làm toát ra một chân lí: quần chúng nghèo khổ bị áp bức chỉ có một con đường sống là vùng dậy đấu tranh để tự cứu mình, không có con đường nào khác. Như vậy chẳng phải là “xui người nông dân nổi loạn” hay sao? Đó cũng chính là “dư vị chính trị” của Tắt đèn.

Có thể nói tiểu thuyết Tắt đèn với hơn một trăm trang truyện hầm hập không khí oi bức trước cơn bão, chính là sự thể hiện nghệ thuật sinh động các quy luật của hiện thực nông thôn đương thời. Nguyễn Tuân không quá quắt chút nào khi nói rằng: Tác giả Tắt đèn đã “xui người nông dân nổi loạn”.

Thảo Phương
22 tháng 9 2019 lúc 10:36

2)Gưi ý

+Ý kiến của nhà văn nguyễn Tuân là hoàn toàn đúng bởi vì qua đoạn trích cho ta thấy sự bất công vô lí của nạn sưu thuế trong XH phong kiến cũ: người đã chết rồi vẫn còn phải nộp sưu thuế thân.
+Sự tàn nhẫn của XH đối óới người nghèo khổ, bần cùng: gia đình chị Dậu nghèo đến thế phải bán con, bán chó, bán cả gia tài mới chỉ đủ suất sưu. Anh Dậu lại đang ốm mà vẫn bị bắt, đánh đập cho thập tử nhất sinh.
+Sự hống ách ngang tàng, bất nhân, độc ác của giai cấp thống trị, của những kẻ nhân danh phép nước đối xử với con người thật tàn bạo.
=> Với những sự thật ấy thì người nông dân không thể không đứng lên, không thể không "nổi loạn" để đòi lại công bằng cho cuộc sống của mình.

=>

Tắt đèn đã làm toát ra một chân lí: quần chúng nghèo khổ bị áp bức chỉ có một con đường sống là vùng dậy đấu tranh để tự cứu mình, không có con đường nào khác. Như vậy chẳng phải là “xui người nông dân nổi loạn” hay sao? Đó cũng chính là “dư vị chính trị” của Tắt đèn.

Có thể nói tiểu thuyết Tắt đèn với hơn một trăm trang truyện hầm hập không khí oi bức trước cơn bão, chính là sự thể hiện nghệ thuật sinh động các quy luật của hiện thực nông thôn đương thời. Nguyễn Tuân không quá quắt chút nào khi nói rằng: Tác giả Tắt đèn đã “xui người nông dân nổi loạn”.


Các câu hỏi tương tự
Nghiêm Thị Hồng Nhung
Xem chi tiết
Lý Quốc Đại 8A1
Xem chi tiết
Ngọc Ngân
Xem chi tiết
Phương Trần Lê
Xem chi tiết
Đặng Khánh Ngọc
Xem chi tiết
Mai Hoàng
Xem chi tiết
Quốc Huy
Xem chi tiết
Đinh Thu Hòa
Xem chi tiết
:WFL:
Xem chi tiết