Đề kiểm tra 1 tiết - HKII - Đề 2

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Kiệt Hoàng
19 tháng 4 2022 lúc 18:44

câu 1:

- Cơ thể được phủ bằng bộ lông dày, xốp gồm những sợi lông mảnh khô bằng chất sừng gọi là lông mao giúp giữ nhiệt và che chở cho cơ thể.

- Chi trước ngắn dùng để đào hang.

- Chi sau dài khỏe để bật nhảy xa, giúp thỏ chạy nhanh.

- Mũi thính, có ria là những lông xúc giác phối hợp cùng khứu giác giúp thỏ thăm dò thức ăn hoặc môi trường.

- Mắt thỏ không tinh, mi mắt cử động được, có lông mi giúp giữ nước làm màng mắt không bị khô, bảo vệ cho mắt.

- Tai thính, có vành tai dài, cử động được theo các phía giúp định hướng âm thanh phát hiện sớm kẻ thù.

Câu 2

1.Thành tử cung

2.Nhau thai

3.Dây rốn

4.Phôi

5.Màng tử cung

Câu 3:

sinh sản vô tính là: là hình thức sinh sản ko có tế bào sinh dục đực và tế bào sinh dục cái kết hợ với nhau

VD:Khoai,mía,dương sĩ,....

sinh sản hữu tính là: là hình thức có sự kết hợp từ tế bào sinh dục đực và tw61 bào sinh dục cái. Trứng thụ tinh sẽ phát triễn thành phôi.

VD:Bầu,bí,hoa râm bụt,....

Câu 4

những động vật có 3 hình thức di chuyển là:vịt trời,châu chấu,....

những động vật có 2 hình thức di chuyển là:cá sấu,chim cánh cụt,....

những động vật có 1 hình thức di chuyển là:đà điểu,trâu,...

Câu 5:

-Cây phát sinh động vật phản ánh quan hệ họ hàng giữa các loài sinh vật

-Qua cây phát sinh thấy:

Cho biết nguồn gốc chung của giới động vật

Mức độ quan hệ họ hàng của các nhóm động vật với nhau

So sánh sự đa dạng các nhánh với nhau

Câu 6

hươu sao

Câu 7

Dựa vào bộ răng để phân biệt ba bộ thú:

Bộ ăn sâu bọ: Các răng đều nhọn.

Bộ gặm nhấm: Răng cửa lớn, có khoảng trống hàm.

Bộ ăn thịt: Răng nanh dài nhọn, răng hàm dẹp bền và sắc

Câu 8

Khái niệm: là biện pháp sử dụng sinh vật hoặc sản phẩm của chúng nhằm ngăn chặn hoặc giảm bớt thiệt hại do các sinh vật hại gây ra. Có 3 biện pháp đấu tranh sinh học: - Sử dụng thiên địch: + Sử dụng thiên địch để tiêu diệt sinh vật hại. Vd cá ăn bị gây và ăn ấu trùng sâu bọ. + Sử dụng thiên địch đẻ trứng kí sinh vào sinh vật gây hại hay trứng của sâu hại. Vd ong mắt đỏ đẻ trứng lên trứng sâu xám ấu trùng nở ra đục và ăn trứng sâu xám. - Sử dụng vi khuẩn gây bệnh truyền nhiễm cho sinh vật gây hại. Vd dùng vi khuẩn Myoma gây bệnh cho thỏ. - Gây với sinh diệt động vật gây hại. Vd để diệt loài ruồi gây loét da lẻ bò, người ta đã làm tuyệt sản ruồi đực. Ưu điểm và hạn chế của biện pháp đấu tranh sinh học: - Ưu điểm: + Tiêu diệt nhiều sinh vật gây hại. + Tránh ô nhiễm môi trường. - Hạn chế: + Chỉ có hiệu quả ở nơi có khí hậu ổn định. + Thiên địch không tiêu diệt được triệt để sinh vật gây hại. + Sự tiêu diệt loài sinh vật có hại này tạo điều kiện cho loài sinh vật khác phát triển

Câu 9

Rất nguy cấp(CR):ốc xà cừ,hưu xạ,....

Nguy cấp(EN):Tôm hùm đá,rùa núi vàng,....

Sẽ nguy cấp(VU):Cà cuống,cá ngựa gai,....

Ít nguy cấp(LR):Khỉ vàng,gà lôi trắng,...

để làm bài này nó tốn 40 phút của mik nên cho xin mấy tick :))))


Các câu hỏi tương tự
Dorayaki
Xem chi tiết
Phan Hoàng
Xem chi tiết
Nguyễn Anh Thư
Xem chi tiết
Tí Vua Đệ Nhất
Xem chi tiết
Tí Vua Đệ Nhất
Xem chi tiết
Nguyễn Chi
Xem chi tiết
Nguyễn Trần Thiên Kim
Xem chi tiết
Chu Thị Bảo Huyền
Xem chi tiết
Cao Yên Thanh
Xem chi tiết
tan tran
Xem chi tiết